Press ESC to close

Chủ nghĩa hoàn hảo chỉ làm bạn buồn phiền

Chủ nghĩa hoàn hoả là xu hướng mong chờ sự thể hiện không có sai lầm, dẫn đến sự thất vọng trước bất kỳ dấu hiệu thất bại nào.

Chủ nghĩa hoàn hảo làm cho mọi người sầu não, dẫu nó có hiệu quả trong một lúc.

Có một người khét tiếng theo chủ nghĩa hoàn hảo là một huấn luyện viên bóng đá trường đại học, Nick Saban. Huấn luyện viên Saban đã có 6 cúp quốc gia và có thành tích 135-20. Ông đã gây chú ý khi vẫn còn trong niềm vui chiến thắng của một trong những trận chung kết, ông nói “trận đấu này khiến tôi mất một tuần chuyển nhượng”. Đã đạt được mục tiêu chuyển nhượng hàng đầu, nhưng Saban vẫn phải rối trí với đống công việc chuyển nhượng.

Bạn không cần trở thành một huấn luyện viên chuyên nghiệp mới có thể để lại dấu vết của những nhân viên kiệt trong cơn thức giấc của bạn. Cũng vậy, chủ nghĩa hoàn hảo (cầu toàn) có thể làm suy yếu một cuộc đời bình thường. Chủ nghĩa hoàn hảo có thể tạo ra một người chồng hay chỉ trích, một người mẹ khắc khe, một nhà chuyên gia cấu kỉnh. Nó có thể dẫn đến một tâm trí kiệt quệ, những cảm xúc phun trào, một bộ não khô chín. Bông trái của chủ nghĩa hoàn hảo là không thoả lòng, sợ hãi và thiếu niềm vui mừng.     

Chủ nghĩa hoàn hảo không phải là một vật gì đó, nó là trung tâm đáp ứng với hoàn cảnh cá nhân. Vì vậy, câu hỏi chúng ta cần giải quyết trong chủ đề này là loạt hành vi của chúng ta đối với trung tâm phản ứng các hoàn cảnh độc đáo là gì. Chúng ta nên hiểu chủ nghĩa hoàn hảo phá huỷ phương cách mà Chúa muốn chúng ta đáp ứng như thế nào?

Chủ nghĩa hoàn hoả là xu hướng mong chờ sự thể hiện không có sai lầm, dẫn đến sự thất vọng trước bất kỳ dấu hiệu thất bại nào. Chủ nghĩa hoàn hảo đòi hỏi hoàn thành ngay lập tức hơn là thừa nhận quá trình phát triển. Một người cầu toàn không chấp nhận 2 lẽ thật mà Đức Chúa Trời nói về tất cả mọi người: mọi người đều bị giới hạn vì là con người và đều sa ngã vì là những người tội lỗi. Cuối cùng, chủ nghĩa hoàn hảo nỗ lực liên tục để ít cần Chúa Jesus hơn.

CHÚNG TA KHÔNG TOÀN HẢO

Chúng ta không thích thừa nhận rằng khả năng chúng ta giới hạn. Không ai mới sanh ra mà mà tốt mọi mặt. Chúng ta không thể nói, đi và thậm chí là không thể tự gãi ngứa. Trưởng thành là cần thiết. Chúng ta càng trưởng thành, kỹ năng của chúng ta càng phức tạp hơn – từ kỹ năng vận động căn bản đến các mối quan hệ và đến các kỹ năng chuyên môn. Chúng ta phải đặt ra những nỗ lực trung thực trước khi chúng ta biết mình đang làm gì và đã mắc nhiều sai lầm trong quá trình thực hiện. Sai lầm là cách chúng ta học được năng lực của mình.

Kế hoạch của Đức Chúa Trời cho con người là để huấn luyện họ đạt được năng lực tất cả xuất hiện trong các câu Kinh Thánh ( Châm ngôn 22:6, 29:17; Col 3:21). Ngay cả Chúa Jesus, Con Người, đã lớn lề về sự khôn ngoan và vóc dáng (Luca 2:52.). Ngài đã học vâng lời qua sự chịu khổ của Ngài (Hê-bơ-rơ 5:8), và thậm chí Ngài còn được “làm cho hoàn hảo” theo nghĩa được chứng mình qua thực hành (câu 9).

Một người đang cầu toàn là khi người ấy hành động như thể mình phải hoàn toàn có năng lực ngay lập tức hoặc khi người ấy hành động như thể sự hoàn hảo cuối cùng có thể đạt được trong một thế giới sa ngã. Chủ nghĩa hoàn hảo là sự thiếu kiên nhẫn với cách Chúa thiết kế con người để phát triển dần theo thời gian thông qua những nỗ lực không hoàn hảo. Nó thất bại để nhận ra rằng sự hoàn hảo chỉ có thể đạt được trong vinh quang.

THỂ HIỆN CHỨ KHÔNG PHẢI VÂNG LỜI

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo không chính yếu quan tâm đến những đặc tánh của Đức Chúa Trời nhưng chỉ quan tâm đến cố gắng sống theo ước mơ của mình. Sống theo giấc mơ đòi hỏi có sự thể hiện. Đó là lí do vì sao một người cầu toàn rất phiền muộn khi bất cứ thiếu sót nào trong sự thể hiện của người ấy trở nên rõ ràng. Đó là lí do vì sao người ấy thường ngủ muộn và dậy sớm, ăn sáng với sự cực nhọc lo lắng. Trong sâu thẩm, người theo chủ nghĩa hoàn hảo tin rằng mình có thể xây dựng một con người lý tưởng thông qua nỗ lực của chính mình.

Chủ nghĩa hoàn hảo không quan tâm đến thể hiện những đặc tánh của Đức Chúa Trời nhưng quan tâm đến việc thể hiện ở mức độ cần thiết để đạt được mục tiêu cá nhân. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo có xu hướng bận tâm nhiều hơn khi ăn quá nhiều calo hoặc để đạt được điểm A trong bài kiểm tra hơn là bận tâm đến việc họ đã đối xử tệ với ai đó hoặc quan tâm rất ít về sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời quan tâm những điều sau hơn những điều trước.

CHÚNG TA CÓ THẬT SỰ CẦN CHÚA JESUS ÍT HƠN KHÔNG?

Chủ nghĩa hoàn hảo là một nỗ lực để không phụ thuộc vào Chúa – tự trở thành một con người lý tưởng ngoài Ngài. Khi chúng ta trở nên chủ nghĩa hoàn hảo, chúng ta chống lại lời phán rõ ràng của Chúa Jesus về chúng ta “Ngoài ta các ngươi chẳng làm chi được” ( Giăng 15:5). Giống như nhánh nho không thể tự kết quả nếu không gắn vào gốc nho, chúng ta không có sản sinh rất bất ký thứ gì có giá trị lâu dài nếu không có đức tin trong Chúa Jesus.

Người theo chủ nghĩa hoàn hảo thì đang nỗ lực rèn luyện bản thân để trở thành lý tưởng riêng. Người ấy không cần Chúa Jesus cho việc này. Nếu lý tưởng là tập thể hình, người ấy muốn theo dõi mọi thiết bị tập cho cơ thể. Nế lý tưởng là thành tích, người ấy muốn trở thành nhân viên làm việc chăm chỉ nhất mọi thứ trong bộ phận của mình. Nếu lý tưởng là ảnh hưởng xã hội, người ấy muốn duy trì bảo vệ hình ảnh hoàn hảo. Bởi vì Chúa Jesus không quan tâm những điều này theo cách đó, nên người ấy cảm thấy không cần Ngài.

Nỗ lực mệt mỏi nầy tạo ra những bông trái trông sáng lạng, nhưng thối rửa từ bên trong.

ĐỨC CHÚA TRỜI KIÊN NHẪN VỚI NHỮNG NGƯỜI CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO

Những người chủ nghĩa hoàn hảo cần tình yêu của Chúa Jesus. Tình yêu này sẽ cáo trách họ rằng những lý tưởng của họ đối với tôi sẽ không có giá trị gì khi so với Chúa Jesus ở trong tôi. Con người lý tưởng là Chúa Jesus Christ, và Ngài đã chia sẻ chính Ngài cho họ bằng Ân Điển nhưng không, không phải bằng sự thể hiện của họ.

Chúng ta thường tìm thấy những người sẵn sàng nghe Phúc Âm khi lý tưởng của họ đã làm cho họ kiệt sức mệt mỏi. Lúc đó, người chủ nghĩa hoàn hảo cần nghe là sự tự tin của họ không dựa trên sự thể hiện của họ nhưng là sự thể hiện của Đức Chúa Jesus dành cho họ.

By Jeremy Pierre

This article has been translated with permission from the Southern Baptist Theological Seminary (SBTS). Translation of any SBTS content without the expressed consent of SBTS is prohibited.

Loading