Press ESC to close

5 nguy hiểm hàng đầu người mở mang Hội Thánh mới dễ đối diện

Chúng ta cảm thấy đau lòng về những người mở Hội Thánh thất bại – không phải vì thất bại khi xây dựng hội thánh nhưng thất bại trong đời sống thánh khiết, do đó làm cản trở việc hoàn thành tốt và tôn kính Chúa Jesus trên hết.

Đừng mở Hội Thánh mới trừ khi bạn nghiêm túc đối mặt với những mối nguy hiểm đang rình rập.

Vì sao ngay lập tức phải đề cập đến những mối nguy hiểm trước khi bắt đầu mở mang hội thánh mới. Nói một cách đơn giản, chúng ta cảm thấy đau lòng về những người mở Hội Thánh thất bại – không phải vì thất bại khi xây dựng hội thánh nhưng thất bại trong đời sống thánh khiết, do đó làm cản trở việc hoàn thành tốt và tôn kính Chúa Jesus trên hết.

Tất nhiên, những mối nguy hiểm này có thể xảy ra với bất cứ người mục sư nào, nhưng nó có khả năng xảy ra cao hơn cho những người mở mang Hội Thánh mới. Họ đã bắt đầu sẵn sàng cho một công tác mới, tập hợp một nhóm đến cùng tham gia, thu thập đầy đủ thông tin chi tiết để gieo trồng Hội Thánh mới. Đây là công tác thuyệt tuyệt vời – nhưng cũng có những nguy hiểm.

Để làm công tác mở mang và quản trị Hội Thánh tốt đẹp, chúng ta cần khuyến khích, cổ vũ và nắm giữ tinh thần trách nhiệm trong công tác mục vụ này. Những người mở mang Hội Thánh phải luôn nhạy cảm với 5 mối nguy hiểm có thể làm sụp đổ công việc và huỷ hoại cuộc sống của họ.

1. SỰ KIÊU NGẠO

Bài giảng được mọi người khen ngợi, nỗ lực sứ mạng tăng vọt, các buổi tâm vấn đã có kết quả chữa lành, truyền khải tượng đã tạo được động lực: những điều hữu ích cách tuyệt vời trong mục vụ, nhưng có thể biến thành đối tượng của sự kiêu ngạo. Giải pháp cho vấn đề có phải là giảng thật tệ, có sứ mạng cách nửa vời, hay là không cần khải tượng? Tất nhiên là không. Nhưng chúng ta phải ý thức được rằng chúng ta đang sống trong Ân Điển của Chúa. Nếu chúng ta thành công trong bài giảng hoặc buổi tâm vấn, đó là vì Chúa ban phước cho điều đó. Kinh Thánh đầy cảnh báo dành cho sự kiêu ngao:

Sự kiêu ngạo đi trước sự hủy diệt; Tính kiêu căng đi trước sự sụp đổ. (Châm ngôn 16:18)

Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân sủng cho người khiêm nhường. (Gia-cơ 4:6)

Ánh hào quang xung quanh người mở mang Hội Thánh mới khiến họ đặc biệt dễ bị lừa dối vào con đường kiêu ngạo. Như vậy, chúng ta cần phải nhớ rằng bất cứ điều gì chúng ta làm “Chúng tôi là những đầy tớ vô ích, những gì chúng tôi làm chỉ là bổn phận của chúng tôi.” (Luca 17:10)

Sự kiêu ngạo không có chỗ phát triển khi thập tự giá hiện lớn ra trước mắt.

Chúng ta chỉ có thể chiến đấu với sự kiêu ngạo của mình khi tập chú vào thập tự giá. Hãy sống với ý thức rằng tội lỗi của mình thật ghê tởm đến mức cần đến sự hi sinh của con Đức Chúa Trời để chuộc tội. Sự kiêu ngạo không có chỗ phát triển khi thập tự giá hiện lớn ra trước mắt.

2. QUYỀN LỰC

Tôi thành lập Hội Thánh khi tôi 32 tuổi, tôi đã mắc rất nhiều sai lầm. Một trong những hậu quả lớn nhất là tôi có quá nhiều quyền lực. Hội Thánh chúng tôi không có chính sách, không có hội đồng trưởng lão, không có quy trình đưa ra quyết định chính thức. Khi cần phải làm một việc gì hoặc đưa ra một quyết định, tôi dùng thẩm quyền của mình để làm việc đó. Đôi khi tôi hay đùa rằng mọi việc ở hội thánh đều nằm giữa hai tai của tôi. Thật ra, tôi đã làm vậy.

Với quyền lực, bạn dễ bị cám dỗ rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, bất cứ khi nào bạn muốn, theo bất kỳ cách nào bạn muốn. Bạn sẽ có quan niệm sai lầm rằng Hội Thánh tồn tại để phục vụ chính bạn và và ý thích của bạn. Đó là con đường ngắn dẫn đến tai hoạ.

Chúa Jesus không như vậy, Ngài nắm giữ mọi quyền lực, nhưng không dùng cho mục đích ích kỷ “Vì ngay cả Con Người đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ, và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người.” Mác 10:45. Phi-e-rơ đã nhắc nhở các trưởng lão thực hành giám mục “hãy thi hành chức vụ chăn bầy không vì bị ép buộc nhưng bởi vui lòng, theo như Đức Chúa Trời đã kêu gọi anh chị em, không vì lợi lộc thấp hèn nhưng bởi lòng nhiệt thành, không để làm quyền trên những người được giao cho anh chị em chăn giữ, nhưng để làm gương cho cả bầy.” 1 Phi-e-rơ 5:2-3

Hội Thánh có ban trưởng lão tin kính sẽ kiểm tra liệu quyền lực có khuynh hướng đi vào suy nghĩ của chúng ta hay không. Điều này có nghĩa là, với tư cách là mục sư lãnh đạo, bạn cần lắng nghe những người trưởng lão đồng nghiệp của mình, phục tùng sự chọn lựa khôn ngoan của họ, và khiêm nhường phục vụ cùng họ với vai trò mà Chúa đã chỉ định để chăn dắt Hội Thánh Ngài.

3. THIẾU TÍNH KHAI TRÌNH

Quá nhiều quyền lực sinh ra quá ít trách nhiệm khai trình. Khi không có một khuôn mẫu khai trình, những quyết định của người lãnh đạo sẽ thất bại không đến được chỗ tin kính, được nhìn thấy ở cả động cơ và kết quả hành động của người đó. Chúng ta đang sống đời sống không được bảo vệ. Chúng ta đã đọc những tờ báo tin tức báo cáo. Có quá nhiều người nam, rất có ân tứ Chúa ban, nghĩ rằng mình không dễ bị điều này đụng đến. Họ có tính khai trình về lí thuyết mà thôi. Sự sa ngã đang chờ đợi.

Tại sao chúng ta cho rằng mình không cần sự khai trình cách nghiêm túc? Có 2 lí do: chúng ta nghĩ quá ít về khuynh hướng phạm tội của mình và nghĩ quá nhiều về khả năng kháng cự của mình. Chúng ta có ý tưởng rằng với tư cách là người mở Hội Thánh, chúng ta đã đạt được điều gì đó to lớn trong cộng đồng Cơ Đốc, chúng ta không mắc phải những cạm bẫy tương tự đang phá huỷ những người khác.

Nhưng đó là mưu chước của Satan. Chúng ta là những tội nhân. Chúng ta đứng bởi ân điển Chúa mà thôi. Chúng ta cần từng người mà Chúa đặt để bên cạnh cuộc sống chúng ta để giúp chúng ta bước đi cách trung tín là một Cơ Đốc Nhân và lãnh đạo cách hiệu quả với tư cách mục sư. Khai trình cách thường xuyên – mặt đối mặt, thật thà để theo đuổi sự thánh khiết – để kiểm tra khuynh hướng bị trượt ngã.

4. CHỦ NGHĨA LÝ TƯỞNG

Điều gì xảy ra khi một người mở mang Hội Thánh đầy cảm hứng tham gia các khoá học về MỞ MANG HỘI THÁNH, đọc những dòng hit về mở mang hội thánh toàn cầu, được truyền cảm hứng từ các hội nghị mở mang hội thánh? Chủ nghĩa lý tưởng len vào. Đó là điều tự nhiên. Tôi nhớ rất rõ.

Nó diễn ra như thế này: “Nếu tôi làm A, B và C, hoặc những đề xuất tương tự, thì kết quả sẽ là X, Y và Z”. Người ấy đã nghe những câu chuyện thành công nhưng không đầy đủ những câu chuyện thất bại hoặc bị rắc rối. Người ấy nghĩ rằng mình biết những công cụ mình có. Và từ quan điểm X và O, người ấy khá hiểu biết. Nhưng công tác mở mang Hội Thánh là công tác mang tính mục sư. Nếu người ấy không bước vào thế giới đó, và nghe quá nhiều chủ nghĩa lý tưởng để mở hội thánh, người ấy có thể đã không gặp bất ngờ đáng tiếc.

Tôi nhớ lại một người thanh niên trẻ có nhiều ân tứ được truyền cảm hứng từ các viện đào tạo mở mang hội thánh. Anh ta tốt nghiệp và hướng đến chỗ có điểm nóng về dân số với chủ nghĩa lý tưởng mà một người có thể tập hợp được. Anh ấy đã gieo trồng hội thánh, nhưng hầu như là gieo mình vào nấm mộ. Anh ấy bị kiệt sức. Nếu anh ấy được huấn luyện ở tại hội thánh địa phương trong một thời gian hợp lý trước khi mở mang hội thánh, thì anh ấy có thể đã loại bỏ vài điểm chủ nghĩa lý tưởng khỏi hộp công cụ mở mang hội thánh của mình và tiếp tục công việc.

Đó là lí do vì sao Chúa Jesus dần dần thả lỏng các môn đồ trong chức vụ. Phao-lô cũng đi theo khuôn mẫu đó. Chúng ta đã đọc về sai phái 12 môn đồ (Luca 9) và 70 môn đồ (Luca 10). Khi 70 môn đồ trở lại, tất cả đều rất tự hào vì họ có thẩm quyền trên ma quỷ, Chúa Jesus đã dập tắt tham vọng trinh phục thế giới của họ. Ngài phán với họ điều mà họ cần vui mừng “đừng vui mừng về điều ấy, tức các tà linh chịu khuất phục các ngươi, nhưng hãy vui mừng vì tên các ngươi đã được ghi trên thiên đàng.” Luca 10:20. Cần phải kiểm tra chủ nghĩa lý tưởng.

5. QUÁ BẬN RỘN

Mục vụ rất hao tốn, công tác mở mang hội thánh mới ngốn nhiều thời gian hơn so với bình thường do phải bắt đầu mọi thứ từ điểm bắt đầu. Người mở mang hội thánh phải tổ chức, lên kế hoạch, tìm vị trí, thiết lập, dọn dẹp, chuẩn bị, giảng dạy, tâm vấn, thăm viếng, lãnh đạo, và những thứ khác người ấy phải làm. Nhưng đó là công việc thông thường để mở mang hội thánh mới (và rất nhiều công việc mục vụ).

Người mở mang hội thánh có thể không có một đội vững chắc xung quanh mình. Có nhiều người mới muốn nói chuyện với ông ấy. Ông dùng thời gian để viếng thăm và liên hệ với cộng đồng. Ông sẽ không quen với việc chuẩn bị cho ngày Chúa Nhật, có quá nhiều huấn luyện trong tuần. Không nghi ngờ gì, nếu thân thể vật lý ông ấy có thể làm, ông sẽ dành 24 giờ mỗi ngày cho công tác hội thánh.

Nhưng mà sau đó, ông ấy có thể phạm tội với Chúa, với gia đình mình, với hội thánh, và với chính thân thể mình. Chúa đã tạo dựng chúng ta như các mùa, hoạt động theo nhịp điệu (Mac 2:27). Điều gì xảy ra với người mở mang hội thánh đi thăm viếng thêm 5 lần nhưng không có đủ cho hôn nhân mình? Điều gì xảy ra nếu ông tổ chức nhiều buổi nhóm hơn và hướng dẫn nhiều nhóm nhỏ hơn nhưng lại sao lãng việc đồng đi với Chúa? Điều gì xảy ra nếu ông nhâm nhi café với 10 người tham dự tiềm năng, nhưng lại thất bại chăn bày chiên của mình? Điều gì xảy ra nếu ông dự mọi buổi hội nghị và cuộc họp mà mọi người mong đợi ộng, nhưng lại thu hẹp việc phát triển của mình như là người của Đức Chúa Trời.

Người mở mang hội thánh, mong đợi làm việc chăm chỉ, nhiều giờ. Nhưng nếu ông xây dựng hội thánh trên sức lực bản thân, thì đang xây dựng trên nền tảng lung lay. Hãy làm việc chăm chỉ và siêng năng, nhưng hãy nhớ rằng đó là công việc của Chúa. Chiêu mộ người khác để cùng làm việc, đào tạo người khác để nhân cấp; nhưng hãy gìn giữ tấm lòng của mình, gia đình của mình, và bầy chiên của mình khi bạn lên lịch trình cá nhân.

Bạn không thể làm mọi việc bạn muốn làm. Vì vậy, hãy lên kế hoạch khôn ngoan, làm việc thông minh hơn, sống mỗi ngày trông cậy vào ân điển của Đức Chúa Trời để hoàn thành những điều mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được.

By Phil Newton          

Loading