Press ESC to close

5 nguyên tắc giảng luận lấy Phúc Âm làm trọng tâm của người Puritan (Thanh Giáo)

Điều gì đến với tâm trí bạn khi bạn tưởng tượng một mục sư Puritan (Thanh Giáo1) trên bục giảng? Những bài giảng dài và nhàm chán? Giọng điệu công kích? Những quan niệm như vậy không giải thích được lời chứng của những người giống như Humphrey Mills, người đã mất ba năm đấu tranh để làm yên lòng lương tâm của mình sau khi nghe bài giảng của mục sư Puritan nổi tiếng, Richard Sibbes (1577-1635). Mô tả của Mills về mục sư Sibbes cung cấp một bức tranh chính xác hơn về các nhà giảng đạo Thanh Giáo: “Bài giảng Phúc Âm ngọt ngào làm tan chảy linh hồn đã thắng được trái tim tôi và làm tôi được tươi mới quá nhiều, vì nhờ ông tôi đã nhìn thấy và có được Đức Chúa Trời và được mạnh dạng trong Đấng Christ.” [2]

Nhiều thế kỷ sau, vị bác sĩ trở thành mục sư Martyn Lloyd-Jones đã mô tả bài giảng tập chú vào Phúc Âm của Sibbes bằng thuật ngữ y học: “Vị bác sĩ Sibbes đang ở thiên đàn… là dầu thơm cho linh hồn trong cuộc đời tôi tại thời điểm tôi làm việc quá sức và mệt mỏi tệ hại, và do đó tôi trở thành đối tượng bị tấn công dữ dội của ma quỷ… Sách của ông [dựa trên các bài giảng của anh ấy] đã làm tôi yên tịnh, xoa dịu, an ủi, khuyến khích và chữa lành cho tôi.” [3]

BÁC SĨ CỦA LINH HỒN

Sự ảnh hưởng vượt qua khoảng cách lịch sử của Sibbes là bằng chứng cho thấy nhiều người Thanh Giáo có khả năng là bác sĩ của linh hồn như thế nào. Kết quả là, ngày nay có nhiều điều để nói với chúng ta về việc rao giảng lấy Phúc Âm làm trọng tâm. [4]

Những người Thanh giáo sở hữu cái mà J. I. Packer gọi là “một phút làm quen với trái tim con người.”[5] Trong khi các bức tranh biếm họa lịch sử có xu hướng kỹ lưỡng nhấn mạnh vẻ bên ngoài, còn những diễn giả Thanh Giáo nhấn mạnh vào con người bên trong bằng cái mà họ gọi là “phong cách rao giảng thẳng thắng”. [6] Phương pháp này, như được phác thảo bởi nhà giải kinh Puritan nổi tiếng William Perkins (1558–1602), khuyến khích các nhà giảng đạo trước tiên giải thích bản văn Kinh Thánh, sau đó mô tả ý nghĩa sự dạy dỗ trong bản văn, và cuối cùng áp dụng nó cụ thể cho “kinh nghiệm và tình trạng của hội thánh”. Những người Thanh Giáo giỏi nhất không chỉ đơn thuần bảo vệ tín lý từ bục giảng; họ đã tìm cách áp dụng lẽ thật cho những người ở băng ghế bằng cách thu hút trái tim của người nghe. Những hướng dẫn dưới đây nhấn mạnh 5 chiến lược để áp dụng Phúc Âm vào tấm lòng. 

NGUYÊN TẮC GIẢNG LUẬN LẤY PHÚC ÂM LÀM TRỌNG TÂM CỦA NGƯỜI PURITAN

1. Hãy để Kinh Thánh minh họa Kinh Thánh 

Các bài giảng của Sibbes chứa đầy Kinh thánh vì ông nhận ra vai trò của Kinh thánh trong việc biến đổi tấm lòng. Ông đã ghi chú “Các phương tiện không làm cho lòng mềm đi, nhưng Đức Chúa Trời sử dụng Lời của Ngài làm phương tiện để làm mềm tấm lòng.” [7] Kết quả của niềm tin này là Sibbes đã sử dụng Kinh thánh là nguồn minh họa cho bài giảng.

Ví dụ, ông khích lệ người nghe tìm đến chính Đức Chúa Trời để được đảm bảo về sự cứu rỗi, thay vì tin cậy vào “lá vả của đạo đức”. [8] Bằng cách gợi nhớ đến hình ảnh nổi tiếng trong Kinh Thánh về lá vả (Sáng thế 3:7), Sibbes đã cung cấp một sự tương phản mạnh mẽ giữa những nỗ lực yếu đuối, vô ích nhầm đảm bảo sự công bình của chính mình với nền tảng đáng tin cậy của lẽ thật Phúc Âm.  

2. Sử dụng hình ảnh có thể ghi nhớ

Sibbes giải thích phúc âm bằng những hình ảnh mạnh mẽ. Ông không chỉ đơn thuần nói: “Hãy nhìn những điều lớn lao trong những khởi đầu nhỏ”. Ông trầm ngâm: “Hãy nhìn ngọn lửa trong một tia lửa, một cái cây trong một hạt giống.”[9]Ông không chỉ kêu gọi các Cơ Đốc Nhân mệt nhọc phải tìm đến Đấng Christ, mà còn khuyên: “Khi chúng ta cảm thấy mình nguội lạnh trong tình cảm và trách nhiệm, thì cách tốt nhất là sưởi ấm bản thân dưới ngọn lửa tình yêu và lòng thương xót của Ngài.” [10] Đối với những tín hữu mong muốn duy trì tấm lòng mềm mại, Sibbes khích lệ, “Sử dụng các phương tiện của ân điển; luôn luôn dưới ánh nắng của phúc âm.” [11]

Những hình ảnh như vậy truyền tải lẽ thật bằng cách thu hút trí tưởng tượng. Như Sibbes đã mô tả, “Con đường đi đến tấm lòng thường là đi qua tư tưởng [trí tưởng tượng].” [12] Ông tin rằng “việc đặt màu sắc sống động vào những lẽ thật chung thường có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng [trí tưởng tượng], ý chí và tình cảm của chúng ta.” [13] Những “màu sắc sống động” này đã tăng cường sự hấp dẫn của “những lẽ thật chung” bằng cách thu hút tấm lòng. 

3. Hãy mềm mại và khéo léo

Sibbes khuyên các mục sư cư xử với những tín đồ trẻ một cách mềm mại và chống lại sự cám dỗ trở nên hống hách. Đấng Cứu Rỗi dịu dàng không soi dẫn những người chăn bày cáu gắt (nóng tính). Cách Sibbes đã tự mình quản lý ứng xử như vậy có vẻ được nhìn thấy rõ ràng từ danh tiếng của ông đối với những người cùng thời và cách ông được các đồng nghiệp nhớ đến. Vào thời của ông, ông được biết đến như là “miệng mật ong” và “người ngọt ngào” vì khả năng làm say mê của ông trong việc áp dụng Phúc Âm vào những lương tâm cách mềm mại.

Tính cách khôn ngoan của Sibbes có thể đã góp phần vào việc ông sẵn sàng ở lại hội thánh tại Anh, ngay cả khi một số người bảo vệ ông bắt đầu không đồng ý. Trong The Bruised Reed, Sibbes gián tiếp cảnh báo những cộng sự của mình không nên nhanh chóng chỉ trích các tín hữu khác hoặc phá vỡ mối thông công vì các vấn đề gây tranh cãi. Ông xem trọng sự khéo léo và thận trọng, ông nhận xét: “Nơi nào có sự thánh khiết nhất, nơi đó có sự tiết độ nhất, nơi đó không thể làm phương hại lòng kính sợ Đức Chúa Trời và lợi ích của người khác. Chúng ta thấy trong Đấng Christ một tính cách tuyệt vời của sự thánh khiết tuyệt đối, với sự tiết độ lớn lao.”[14]

4. Cung cấp các điểm áp dụng cụ thể 

Sibbes tìm cách an ủi những người gặp khó khăn, nhưng ông cũng kêu gọi những người trung tín hành động. Ông khuyên “cây sậy bị giập” hãy đón nhận công việc của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của mình, dù nó có đau đớn đến đâu. “Thà bị bầm dập mà đến thiên đàng còn hơn là âm thanh địa ngục.”[15] “Ngọn đèn gần tàn” phải nhớ cách Đức Chúa Trời nhìn ngươi, mặc dù ngươi có đức tin ít ỏi. Đấng Christ không chỉ quan tâm chúng ta, mà Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên như thế nào, vì Ngài có thể thổi một tia lửa thành ngọn lửa hừng. 

Những lời khích lệ đi kèm với những hướng dẫn thực tế như vậy để theo đuổi những phương tiện của ân điển. Trong The Bruised Reed, Sibbes đặc biệt khích lệ mối thông công thường xuyên với anh em cùng đức tin khác, thực hành các kỷ luật thuộc linh, kiên trì nghe giảng và thực hành ân điển thông qua sự vâng lời thuộc linh.

5. Giữ Đấng Christ làm Trung Tâm 

Chỉ trong Chúa Jesus mà thôi, Sibbes tuyên bố: “Tất cả sự toàn hảo của lòng thương xót và tình yêu thương gặp nhau.” [16] Ông thường nói về Đấng Christ và buộc chặt lời giải nghĩa Kinh Thánh của mình với con người và công việc của Con Ngài. Bằng cách kéo sự chú ý của những tấm lòng đến sự thương xót của Đấng Christ, Sibbes có thể đối diện sự nản lòng, làm yên tịnh nỗi lo lắng, và chinh phục nỗi sợ hãi sâu sắc nhất của những tấm lòng. Dù bệnh tật thuộc linh là gì, công việc của Đấng Christ cung cấp phương thuốc chữa lành: “Có nhiều sự thương xót trong Đấng Christ hơn là tội lỗi trong chúng ta.” [17] 

Sibbes đã nhận ra tầm quan trọng của việc thu hút tâm trí và khuấy động tình cảm bằng những lẽ thật về Chúa Jesus. “Bởi vì sự hiểu biết và tình cảm giúp đỡ lẫn nhau,” ông lập luận, “thật tốt khi gìn giữ tình cảm yêu thương và sự vui thỏa của chúng ta bằng những khuyến khích ngọt ngào và sự khích lệ thiêng liêng; vì những gì tấm lòng thích nhất thì tâm trí sẽ nghiên cứu nhiều nhất.”[18] . Trọng tâm giảng dạy của ông rõ ràng soi dẫn cho những tấm lòng yêu mến Đấng Christ trên hết.

“DƯỚI ÁNH NẮNG CỦA PHÚC ÂM”

Sibbes và những nhà Thanh Giáo khác cung cấp một gương mẫu trung tín về việc giảng luận lấy Phúc Âm làm trung tâm cho các mục sư ngày nay. Mặc dù bối cảnh của họ chắc chắn khác nhau, nhưng họ đã chỉ ra cùng một mối quan tâm mà các mục sư nhìn thấy trong chức vụ.

Mục sư, có những cây sậy bị giập ở giữa ông. Bạn sẽ giúp sức cho họ hay tăng thêm gánh nặng của họ? Có những ngọn đèn yếu ớt trước mặt bạn mỗi tuần. Bạn sẽ thổi sự sống vào họ hay dập tắt họ? Chắc chắn tấm lòng của bạn có cũng lúc nguội lạnh. Nếu những bài giảng của bạn tập trung vào Phúc Âm, bạn phải chú ý đến lời khuyên nhủ của Sibbes: “Hãy luôn luôn ở dưới ánh nắng mặt trời của Phúc Âm”. Hãy ghi nhớ điều này và nghỉ yên trong lòng thương xót dịu dàng của Đấng Cứu Rỗi mỗi khi bạn nỗ lực dắt người khác đến với ách nhẹ nhàng và dễ chịu của Ngài.

By Matt Haste from 9Marks

  1. Nguồn gốc của chữ Puritan (Thanh Giáo) – xuất phát từ purity (thuần khiết, trong sạch). Thanh Giáo bắt nguồn từ một số tín hữu Tin Lành tại Anh muốn được thờ phượng Chúa cách thuần khiết (purity) dựa trên căn bản Thánh Kinh mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực bên ngoài tác động đức tin của họ. Những tín hữu này không hoàn toàn đồng ý với nghi thức, tín lý và tổ chức của Anh Quốc giáo. Vì quan điểm niềm tin thuần khiết đó, những người này đã được gọi là những người Puritan (Thanh giáo). ↩︎
  2. Referenced in Michael Reeves, foreword to The Tender Heart, by Richard Sibbes, Pocket Puritans (1983; repr., Edinburgh: Banner of Truth Trust, 2011), ix. ↩︎
  3. D. Martyn Lloyd-Jones, Preaching and Preachers (1971; repr., Grand Rapids: Zondervan, 1972), 175. ↩︎
  4. Portions of this article are adapted from Matthew D. Haste and Shane W. Parker, The Pastor’s Life: Practical Wisdom from the Puritans (Fearn, Scotland: Christian Focus, 2019). ↩︎
  5. J. I. Packer, A Quest for Godliness: The Puritan Vision for the Christian Life (Wheaton, IL: Crossway, 1990), 29. ↩︎
  6. William Perkins, The Art of Prophesying, rev. ed. (Carlisle, PA: Banner of Truth, 1996), 65. ↩︎
  7. Sibbes, The Tender Heart, 19. ↩︎
  8. Richard Sibbes, The Bruised Reed, Puritan Paperbacks (1630; repr., Edinburgh: Banner of Truth Trust, 2008), 4. ↩︎
  9. Ibid., 124. ↩︎
  10. Ibid., 81. ↩︎
  11. Sibbes, The Tender Heart, 57. ↩︎
  12. Sibbes, Works, 1:66. ↩︎
  13.  Ibid., 1:184. ↩︎
  14. Sibbes, The Bruised Reed, 33. ↩︎
  15. Ibid., 13. ↩︎
  16. Ibid., 62. ↩︎
  17. Ibid., 33. ↩︎
  18. Ibid., 103. ↩︎

Loading