Press ESC to close

Cho Đến Khi Bạn Trở Thành Mục Sư

Những chuẩn bị cho một mục sư

Nếu bạn mong muốn phục vụ như một mục sư, bạn đang ước ao một trách nhiệm cao cả (1 Tim 3:1) – theo nghĩa đen là một ước muốn tốt lành. Khi Đức Chúa Trời nhìn xem những đỉnh núi khao khát của bạn, Ngài thấy sự khôn ngoan, đẹp đẽ và vinh dự. Người thế gian có thể cảm thấy thương hại người mục sư. Họ thấy mọi điều nhưng ngoại trừ sự cao quý. Nhưng bạn thì không phải vậy. Khi bạn nhìn vào những cái giá thực sự và những bất thuận lợi của chức vụ mục sư, bạn thấy sự vinh quang, vĩnh cửu và ích lợi. Dù có ai trả lương cho chức vụ mục sư của bạn hay không, bạn không thể bằng lòng dâng hiến cuộc đời ngắn ngủi của mình theo những hướng đi khác.

Tuy nhiên, đối với một số người, bạn vẫn chưa phải là một mục sư. Dù bạn đang khát khao ước muốn trở thành mục sư có thể vui lòng Chúa, nhưng Ngài chưa vui lòng mở cánh cảnh cho bạn để bạn thực sự làm mục sư. Việc chờ đợi có thể làm bạn mất phương hướng giống như muốn được kết hôn nhưng lại mắc kẹt với việc tìm người yêu, hoặc giống như những cặp vợ chồng muốn có con nhưng lại loay hay với các lần kiểm tra mang thai. Nếu Chúa yêu thích công tác này, nếu hội thánh cần chức vụ này và nếu bạn muốn công tác này, tại sao Chúa lại ngăn trở nó, đôi khi cả nhiều năm dài?

Bởi vì Chúa thường làm nhiều điều qua sự chờ đợi của chúng ta giống như Ngài làm qua sự phục vụ của chúng ta. Đôi khi Chúa làm chúng ta phải chờ đợi cánh cửa chức vụ được mở bởi vì những sự chờ đợi ngoài ý muốn đôi khi là sự chuẩn bị tốt nhất cho chức vụ. Điều này nghĩa là cảnh cửa bị đóng kín thật sự có thể trở thành những món quà thuộc linh cho những người sẵn sàng hạ mình quỳ gối.

Nhưng chúng ta có thể làm gì trong khi chúng ta chờ đợi? Làm cách nào để chúng ta không lãng phí những năm dài trước khi chúng ta bước vào chức vụ chính thức? Làm sao chúng ta có thể giữ được nhiều điều tốt nhất có thể từ cánh cửa bị đóng kín? Trong thập kỷ qua, tôi đã học được ít nhất bảy bài học thực tiễn đương khi chờ đợi cánh cửa mở ra cho chính mình.

1. Làm trong sạch tham vọng cá nhân

Một trong những lí do Chúa giữ mục vụ khỏi những người đang thôi thúc cho chức vụ vì chính niềm cảm hứng này cần phải được tinh lọc. Nhiệm vụ rất cao cả không nghĩa là niềm khao khát của chúng ta cũng đang ở mức độ cao cả. Nhiều người tìm kiếm địa vị lãnh đạo vì nhiều lí do khác nhau (và đôi khi, những động cơ cao quý bị xáo trộn với những động cơ xấu). Chúng ta có thể muốn làm vinh hiển Đấng Christ và yêu dân sự của Ngài, nhưng sâu thẩm bên trong, chúng ta cũng muốn được công nhận, hoặc ảnh hưởng, hoặc quyền lực và thẩm quyền. Lòng tham vọng của chúng ta cần phải được làm tinh sạch.

Đôi khi có những lời nói dối ích kỷ bước ngang qua con đường chức vụ giống như một các cây bị ngã sau cơn bão.  Chúng ta không thể luôn nhìn vào sự ích kỷ của cá nhân mình, nhưng Chúa đầy nhân giúp đỡ chúng ta loại bỏ nó. Khoảng thời kỳ chờ đợi có thể là khoản thời gian tốt hơn để được cảm hứng. Trong những lúc đó là lúc đặc biệt tốt nhất để cầu nguyện những lời cầu nguyện giống Thi Thiên 139:23-24

Đức Chúa Trời ôi! Xin tra xét con và biết lòng con;

Xin thử nghiệm con và biết tư tưởng con;

Thử xem con có lối ác nào không,

Và dẫn con vào con đường đời đời.

Trong quyển sách cổ điển, Mục Vụ Cơ Đốc Nhân, Charles Bridges nhấn mạnh ba phẩm chất của lòng khao khát tin kính đối với mục sư. Trước hết, lòng khao khát tin kính là sự khao khát có sức ràng buộc, tức là dai dẵng và mãnh liệt theo thời gian. Sự chờ đợi giúp chúng ta kiểm tra sức lực và sự bền bỉ lòng khao khát của chính mình. Thứ hai, lòng khao khát tin kính là sự khao khát thận trọng, nghĩa là chúng ta phải tính toán đủ cái giá phải trả. Sự chờ đợi trao cho chúng ta thời gian để bắt đầu phục vụ và tìm kiếm những câu chuyện và tâm vấn từ những người đã phục vụ lâu năm trong chức vụ. Cuối cùng, lòng khao khát tin kính là sự khao khát không ích kỷ, nghĩa là không tập trung vào chính mình – khen ngợi, quyền lực, kính trọng – nhưng chỉ đặt trên sự vinh hiển của Đấng Christ và ích lợi cho nàng dâu của Ngài. Sự chờ đợi củng cố và tăng mạnh sự sẵn sàng từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình mà theo Ngài.

2. Củng cố phẩm chất của bạn

Những tiêu chuẩn của người trưởng lão trong 1 Tim 3:1-7 và Tít 1:6-9 dạy dỗ những khía cạnh của cuộc sống người hầu việc Chúa – cách nói chuyện, các ăn uống, cách người sử dụng tiền bạc, cách người phản ứng với xung đột, người ấy là kiểu người chồng và người cha như thế nào – nhưng đấy thật sự là con người của bạn. Những phẩm chất này được tìm kiếm như là bằng chứng bên ngoài cho những tính cách bên trong – không có những bằng chứng hoàn hảo, nhưng là thật và bằng chứng ổn định.

Như vậy, đôi khi Chúa giữ lại chức vụ để trao cho tính cách chúng ta thời gian và không gian để trưởng thành. Như vậy, trong thời kỳ chờ đợi của bạn, “hãy cố gắng hơn nữa để xác định sự kêu gọi và sự chọn lựa của mình; làm như vậy anh em sẽ không hề vấp ngã” (2 Phi 1:10).

Chính vì lý do đó mà anh em phải cố gắng hết sức để thêm cho đức tin mình lòng nhân đức, thêm cho nhân đức sự tri thức, thêm cho tri thức tính tiết chế, thêm cho tiết chế tính kiên nhẫn, thêm cho kiên nhẫn lòng tin kính, thêm cho lòng tin kính tình huynh đệ, thêm cho tình huynh đệ tình yêu thương. Vì nếu anh em có những điều nầy và có dư dật, thì sẽ không sợ mình thiếu hiệu năng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ.

Giai đoạn chuẩn bị cho chức vụ mục sư không phải không giống như tư vấn tiền hôn nhân. Không cặp đôi nào có thể giải quyết mọi khuyết điểm hoặc những lĩnh vực xung đột tiềm ẩn trong ba, bốn hoặc năm buổi gặp người tư vấn. Điều này là bất khả thi. Nhưng điều nay không có nghĩa là những buổi tư vấn tiền hôn nhân là vô bổ. Bất cứ điều gì bạn có thể chỉ ra (ít nhất là bắt đầu chỉ ra) lúc tiền hôn nhân sẽ có những ảnh hưởng tốt đẹp trong hôn nhân. Điều tương tự giống như vậy trong sự chuẩn bị cho chức vụ mục sư.

Như vậy, những lĩnh vực nào trong cuộc sống và tính cách của bạn có thể cần phải chú ý cầu nguyện đầy đủ và trách nhiệm khai trình kiên trì. Bạn không thể hình dung được hết những kết quả trong tương lai mà hội thánh có thể nhận được từ việc kiên trì gieo trồng sự tin kính của bạn hôm nay.  

3. Chăn bày gia đình mình tốt hơn

Khi bạn đọc xuyên suốt những phẩm chất của người trưởng lão, điều gì làm cho bạn chán nản nhất? Nhiều người cho rằng đó là “có khả năng dạy dỗ” (“Thậm chí nghĩ về việc giảng trước đám đông đã làm tôi đổ mồ hôi hột”), hoặc “lòng hiếu khách” (“Bạn có biết nhà tôi trong như thế nào với những đứa con nhỏ không?”). Tôi thì có một suy nghĩ khác “Người ấy phải khéo quản trị gia đình mình, dạy dỗ con cái luôn biết thuận phục và lễ phép” (1 Tim 3:4). Trong cách nói khác, chúng ta biết một người dẫn dắt hội thánh tốt như thế nào qua cách người đó dẫn dắt gia đình mình tốt ra sao.

Trong hầu hết các trường hợp, điều này sẽ là phẩn chất mà yêu cầu phải suy nghĩ trước, hi sinh và theo dõi. Nếu Chúa ban cho bạn người vợ và con cái, thì họ phải là cơ sở chứng minh đầu tiên cho phẩm chất và sự chuẩn bị của bạn bước vào chức vụ hội thánh. Không có người nam nào thất bại điểm này lại được tin cậy cho dân sự của Đức Chúa Trời. “vì người nào không biết quản trị gia đình mình thì làm sao chăm sóc Hội Thánh của Đức Chúa Trời được?” (1 Tim 3:5).

Tuy nhiên, mọi người nam, thậm chí là những người đã được đủ tiêu chuẩn, có thể phát triển từ đây. Vậy, nếu Chúa trao cho bạn khoản thời kỳ không có trách nhiệm chính thức nào trong hội thánh, thì hãy tiếp nhận nó như một cơ hội vàng để dẫn dắt tốt hơn trong những trách nhiệm cao quý và thánh khiết mà bạn có tại nhà. Bắt đầu nhiều thời gian hơn với Lời Chúa. Dẫn dắt gia đình mình hát thờ phượng Ngài. Dành nhiều thời gian hơn cho đầu gối của mình, với gia đình và cá nhân mình. Động não cách bạn có thể trở nên hiếu khách hơn và chia sẻ phúc âm cho những người hàng xóm. Trước khi bạn bắt đầu một chức vụ chính thức, sử dụng những thời gian quý giá và năng lượng bạn có bây giờ để củng cố nền tảng thuộc linh tại nhà mình.

4. Tinh chỉnh những khả năng của bạn

Nếu Chúa ban cho bạn những ân tứ mà những người khác tin rằng nó hữu ích cho một mục sư, khoản thời kỳ chờ đợi có thể là thời gian tuyệt vời để xác định và nuôi dưỡng những ân tứ này. Bạn không phải chờ đợi cho đến khi bạn được giảng cách thường xuyên để phát triển khả năng dạy dỗ. Bạn không cần phải có những giờ tâm vấn chính thức để bắt đầu giúp đỡ những anh em đức tin trong những xung đột và khủng hoảng. Thực tế, bạn không cần phải có một chức danh để đáp ứng những nhu cầu trong hội thánh. Vậy, bằng cách nào bạn sử dụng ân tứ của mình ngay bây giờ để trở thành những phước hạnh cho người khác?

Boby Jamieson, trong cuốn sách xuất sắc của ông dành cho những người khao khát mục vụ, đã đưa ra những lời tâm vấn khôn ngoan cho những người trẻ “Cố gắng để người khác hiểu bạn là trưởng lão trước khi bạn được bổ nhiệm làm trưởng lão” (The Bath to Being a Pastor, 67). Bạn không thể là một mục sư cho đến khi hội thánh gọi bạn là mục sư, nhưng bạn không cần là một mục sư để bắt đầu phục vụ, dạy dỗ, dẫn dắt và yêu thương như một mục sư. Thực tế, giống như Jamieson nói, không người nam nào được gọi cho chức vụ mục sư mà họ lại không sẵn sàng để làm vài điều gì đó trong công tác của mục sư, nếu không nói là làm nhiều.

Sứ đồ Phao-lô đã thúc giục người con thuộc linh Ti-mô-thê, “Đừng xao lãng ân tứ trong con, là ân tứ đã ban cho con qua lời tiên tri khi hội đồng trưởng lão đặt tay trên con. Hãy thực hành và chú tâm vào những việc nầy, để mọi người thấy sự tiến bộ của con.” (1 Tim 4:14-15). Ông cũng quay lại chính xác điểm đó trong lá thư thứ hai của ông “ta nhắc con hãy nhen lại ân tứ của Đức Chúa Trời mà con đã nhận lãnh qua sự đặt tay của ta” (2 Tim 1:6). Vậy, nếu những người khác đã thấy những khả năng dạy dỗ và tâm vấn trong bạn, bạn có thể làm gì để thổi bùng ngọn lửa của những khả năng đó? Làm cách nào bạn có thể thấm nhuần chính mình trong phục vụ Lời Đức Chúa Trời? Những cơ hội nào Chúa đã ban cho bạn hôm nay, tuy hơi khiêm tốn, để dạy dỗ và đáp ứng những nhu cầu của hội thánh bạn?

5. Tính toán cái giá phải trả

 Nhiều người nam được thôi thúc cho chức vụ mục sư thật sự khao khát những khía cạnh trọn vẹn nhất cả chức vụ – học Lời Đức Chúa Trời, giúp đỡ hội chúng thấy những gì ở đó, chăm sóc dân sự trở nên tự do khỏi tội lỗi và giảng hoà với những người khác, chinh phục những linh hồn cho Đấng Christ. Ít người tính toán cái giá phải trả. Một số người gần như hoàn toàn không biết gì về cái giá này. Và điều này rất nghiêm túc, đôi khi trả những cái giá quá lớn cho chức vụ.

Chúa Jesus phán với đoàn dân đông những người trông có vẻ như khao khát đi theo Ngài,

Ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta, cũng không thể làm môn đồ Ta. Ai trong các ngươi muốn xây một cái tháp mà trước hết không ngồi tính phí tổn để biết mình có đủ tiền hoàn thành nó chăng? Nếu không, khi đã xây nền rồi mà lại không làm xong được thì mọi người thấy, sẽ chê cười và nói rằng: ‘Người nầy khởi công xây cất mà không thể hoàn tất được!’ (Lu-ca 14:27-30)

Cảnh báo này áp dụng nhiều hơn cho tất cả các mục sư. Bạn đã có thời gian cho mình để nhìn xa hơn những khía cạnh hấp dẫn của chức vụ để tới những điểm đen tối hơn, những chán nản lớn hơn của nó? Một cách để tính toán nhứng cái giả phải trả trong khoản thời kỳ chờ đợi là dành thời gian thường xuyên với một hoặc hai mục sư lâu năm. Bạn hãy tìm đến với mục sư người mà đã sẵn sàng chấp nhận sự khó khăn của chức vụ mục sư. Hỏi ông vẽ một bức tranh rộng lớn hơn, đầy đủ hơn về cuộc chiến thuộc linh mà ông đã đối diện để rồi bạn có thể hình dung được cho chính mình.

6. Phân biệt cánh cửa đúng

Chúa đã giữ lại vài cơ hội khỏi bạn đơn giản vì Ngài có cơ hội riêng cho bạn. Có những khía cạnh thuộc linh thật sự đối với bất kỳ tìm kiếm việc làm mục vụ nào. Phao-lô nói với hội thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca, “thưa anh em, về phần chúng tôi, tuy xa cách anh em ít lâu, xa mặt chứ không cách lòng, chúng tôi vẫn thiết tha mong được gặp lại anh em, mặt đối mặt. … nhưng Sa-tan đã ngăn trở chúng tôi.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:17-18). Phao-lô rất muốn phục vụ tại đó, và ước muốn đó là ước muốn cao cả – và hội thánh muốn ông đến – nhưng Satan ngăn trở ông. Mục vụ không diễn ra bởi vì điều xấu đã can thiệp (ít nhất một lần). Cánh cửa bị đóng lại, và Chúa có lí do tốt để cho phép cánh cửa bị đóng lại.

Những chỗ khác, Phao-lô nhấn mạnh đến những động lực thuộc linh khác “Khi tôi đến thành Trô-ách để rao giảng Tin Lành của Đấng Christ, dù Chúa đã mở cửa cho tôi tại đó, nhưng tôi chẳng an tâm vì không gặp được Tít, người anh em của tôi. Vậy, tôi đã từ giã những người ở đó để qua Ma-xê-đô-ni-a.” (2 Cô-rinh-tô 2:12-13). Cánh cửa đã được mở ở Trô-ách, và Phao-lô muốn ở đó, nhưng ông không cảm thấy bình an để ở lại. Ông đã lấy sự vắng mặt ngoài mong đợi của Tít là một lí do để rời đi lúc đó và đi vào cánh cửa khác ở tại Ma-xê-đô-ni-a. Như vậy, vì vài lí do nào đó, thậm chí vài cánh cửa được mở nhưng có thể không phải là cánh cửa đúng.

Và vài cánh cửa đúng không phải tức thì dường như được mở. Hãy xem kỹ hơn về cách Phao-lô nói về một cơ hội khác mà ông có được tại một thành phố khác “Nhưng tôi sẽ lưu lại Ê-phê-sô cho đến lễ Ngũ Tuần, vì một cánh cửa rộng lớn và hứa hẹn đã mở ra cho tôi, dù ở đó vẫn còn nhiều sự chống đối.” (1 Cô-rinh-tô 16:8-9). Ông thấy cảnh cửa rộng mở thậm chí kẻ thù ở đó rất đông. Trong khi nhiều người có thể giảng giải sự chống đối dữ dội như là một cánh của bị đóng kín, thì ông nhìn thấy điều ngược lại. Vì vậy, chỉ bởi vì một cơ hội mục vụ đúng đắn trông có vẻ thách thức, thậm chí đầy thách thức, nó vẫn có thể là cánh cửa đúng.

Tóm lại, khoản thời kỳ chờ đợi không mong muốn có thể cần thiết để đảm bảo bạn đến được nơi mà Chúa muốn bạn đến. Bạn có thể gõ hết cảnh cửa bị đóng này đến cánh cửa bị đóng khác bởi vì bạn chưa chạm được cánh cửa mà Ngài đã mở rộng cho bạn. Như vậy, cầu nguyện như Phao-lô rằng xin Chúa mở cửa cho bạn cánh cửa đúng “mở cửa cho chúng tôi rao giảng lời Ngài, công bố sự mầu nhiệm của Đấng Christ.” (Cô-lô-se 4:3) – và bạn phải sẽ nhận biết nó khi Ngài mở cửa.

7. Quan tâm những linh hồn

Cuối cùng, và cơ bản nhất, sự kêu gọi cho mục sư là sự kêu gọi cho người chăn bày, để sống và chết cho ích lợi của bầy chiên. Khi Chúa Jesus, Đấng Chăn Chiên hiền lành, khôi phục và giao nhiệm vụ cho Phi-e-rơ sau sự chối Chúa của ông, Ngài nói với Phi-e-rơ 3 lần (đầy thương xót, mỗi lần cho mỗi lần ông từ chối) trong Giăng 21:15-17

“Hãy chăm sóc chiên ta”

“Hãy chăn chiên ta”

“Hãy chăm sóc chiên ta”

Mục vụ mục sư này có 5 từ “chăm sóc và chăn chiên ta”. Công việc chăn bày ít khi nào kịch tính, vinh quang hoặc thơm tho. Nó đơn giản. Nó là đi lặp lại. Nó có thể lộn xộn. Ít khi được biết ơn. Nhưng nếu bầy chiên này thuộc về Chúa Jesus, và một ngày nào đó sẽ được tẩy sạch là làm cho giống như Ngài, thì không có công việc nào quan trọng hơn trên đời này. Nếu Chúa đã gọi bạn cho chức vụ, khi bạn sẽ thấy những bộ lông bẩn thiểu đó và những đôi chân lang thang đó, trái tim bạn dâng lên tình yêu và sự tận tâm một cách kỳ lạ. Bạn muốn dâng chính mình cho Lời Đức Chúa Trời, để rồi một ngày bạn giúp trình diện họ trước mặt Đấng Christ.

Vì vậy, dành thời gian của mình với bầy chiên. Chăn bầy chiên. Yêu thương bầy chiên. Ôm chặt khoản thời kỳ chờ đợi và phục vụ trong hội thánh với mức độ biết ơn lớn trong chức vụ chăn bày. Làm điều tốt lành mà những mục sư làm, và bắt đầu chính mình tại nhà trong chức vụ mục sư.

By Marshall Segal from DesiringGod


Loading