Press ESC to close

Giảng như ngày lễ Ngũ Tuần

Bảy Bài Học cho Mục Sư Ngày Nay

Để học cách giảng của một người nào đó, thì bạn sẽ chọn ai? Có thể một số người sẽ muốn đề cập đến những cái tên tuổi lớn. Những người khác có thể bị mê hoặc bởi những diễn giả vĩ đại trong quá khứ, những người vang danh trong lịch sử. Có lẽ, gần gũi hơn thì, một người cố vấn yêu quý đã để lại dấu ấn cá nhân trong lòng chúng ta.

Nhưng còn về các sứ đồ, những người đầy dẫy Đức Thánh Linh, và các bài giảng được soi dẫn của họ được chép trong Kinh Thánh thì sao? Chúng ta có nên học hỏi từ họ trước hay không? Trong một quyển sách hấp dẫn có tựa đề Peter: Eyewitness of His Majesty, anh bạn Ted Donnelly của tôi đã nói về Phi-e-rơ như là một môn đồ, một nhà truyền giáo, và như một mục sư. Quyển sách này là một cách cư xử đẹp đẽ của tôi tớ của Đấng Christ. Vài năm trước khi chính bạn tôi bước vào sự hiện diện của Đấng Christ, ông đã giảng về Công vụ 2 và đưa ra một số đặc điểm trong lời giảng của Phi-e-rơ. Tôi lấy làm vui mừng thừa nhận tôi nợ những điều được trình bày sau đây.

Thế thì, chúng ta có thể học được những gì trong bài giảng được ký thuật lại của các sứ đồ? Những bài học nào chúng ta có thể nhận lấy để giúp chúng ta công bố được sự khuyên bảo của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn? Chuyển sang bài giảng của Phi-e-rơ trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2:14-40), hãy để tôi đưa ra bảy đặc điểm trong cách giảng của sứ đồ mà chúng ta có thể và phải đeo đuổi.

1. Hấp Dẫn và Ngay Lập Tức

Rõ ràng ngay lúc này và tại nơi đây Phi-e-rơ đang giảng, bắt đầu với sự quả quyết nổi bật về sự tiết độ của các sứ đồ (Công vụ 2:15). Phi-e-rơ giảng một bài giảng có sự liên quan ngay lập tức như là một người biết khi nào và nơi đâu nên nói, và nói với ai. Bài giảng của ông xuất phát từ một con người thật và về, dành cho một dân tộc thật – những người sống ở Giê-ru-sa-lem đã đóng đinh Chúa của sự vinh hiển. Ông chú trọng đến những vấn đề quan trọng nhất – sự cứu rỗi khỏi tội lỗi thông qua đức tin trong Đấng Christ là Đấng đã chết và sống lại. Đây là sứ điệp bình thường, được giảng bởi một người đang chết cho những người đang chết, đúng vậy, nhưng cũng bởi một người đang sống cho những người đang sống, về Một Người đã sống, đã chết, và sống lại mãi mãi.

Chúng ta có giảng bằng tinh thần ngay lập tức, với ý thức về tình hình thực tế không? Sứ điệp của chúng ta có dường như giống như các bài giảng lịch sử, hay người nghe cảm thấy bài giảng này chảy từ tôi của hiện tại đến bạn của hiện tại?

2. Đúng Kinh Thánh và Hợp Lý

Phi-e-rơ chuyển từ giải thích đến trình bày rồi đến áp dụng và cuối cùng là đến thuyết phục. Ông quan tâm đến kinh nghiệm của người nghe, nhưng ông dùng Kinh Thánh để diễn dịch, giải thích và xác nhận điều đó (như II Phi-e-rơ 1:19). Để giúp hội chúng biết, thấy, và nghe, ông dùng Giô-ên 2 để giải thích công việc của Thánh Linh, dùng Thi-thiên 16 đế nhấn mạnh đến tính xác thực của sự phục sinh, dùng Thi-thiên 110 đến nối kết sự thăng thiên của Đấng Christ đến sự ban cho của Thánh Linh.

Lại một lần nữa, Phi-e-rơ đưa ra quan điểm, “Đâyđiều đó! Đây là những gì muốn nói, là ý nghĩa của điều đó.” Ông đang giảng giống Đấng Christ, áp dụng cái tôi gọi là thông diễn theo cách môn đồ, là điều Đấng Christ đã làm mẫu cho các môn đồ Ngài trong Lu-ca 24:27 và 44-48. Sự giảng dạy của chúng ta có nằm trong và dựa vào lời của Đức Chúa Trời hay không? Chúng ta có phải là những người công bố và giải thích rõ ràng về lẽ thật thiêng liêng, và chủ yếu là về Đấng Christ như Ngài đã được nêu ra trong toàn bộ Kinh thánh không?

3. Mang Tính Giáo Lý và Hướng Dẫn

Tôi không biết có ai đã từng được yêu cầu giảng một bài giảng đặc biệt về Ba Ngôi, kết hợp những hiểu biết sâu sắc nhất về Kinh Thánh và thần học hệ thống, và bao gồm các chủ đề như thần học đúng đắn, Đấng Christ học, Thánh Linh học, duy trí thần học, nhân loại học, cứu rỗi học, bí tích học, lai thế học và hội thánh học. Có thể bạn cho rằng yêu cầu đó thật kỳ cục hay thậm chí là không thể. Nhưng tôi cho rằng ở đây Phi-e-rơ đã làm được điều này!

Tất cả những đặc điểm này cộng hưởng và kết hợp với nhau vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Phi-e-rơ giới thiệu những điều này một cách rất tự nhiên, dễ tiếp cận, đáng kể và mạnh mẽ – theo phong cách giảng luận! Phi-e-rơ là một nhà thần học chân chính, và bài giảng của ông là kết quả qua sự chỉ dẫn của Đấng Christ và sự soi sáng của Thánh Linh. Nhưng ông cũng là một nhà truyền giáo thực thụ: mặc dầu được học rộng, nhưng ông không cảm thấy cần phải phô trương kiến thức của mình. Ông không xoa dịu lẫn làm hội chúng căng thẳng. Ông đang được kêu gọi và đang cho bầy chiên mình ăn, và vì vậy ông biết và thể hiện thần học của mình một cách hợp lý. Sự thông thái của ông không mang vẻ kiêu ngạo và học thuật, nhưng được thánh hóa để cứu và giữ linh hồn của người tiếp nhận qua những lời công bố đơn giản nhất.

Chúng ta có đang giảng những bài giảng đượm sữa và đầy thịt thà, theo nhu cầu người nghe? Sứ điệp tốt là sứ điệp chứa đựng giáo lý đôi lúc đi vào trọng tâm của người nghe, đôi lúc gây bất ngờ, để lẽ thật trở nên xuyên thấu, rõ ràng và ngọt ngào đối với hội chúng.

4. Cơ-đốc Nhân và Tinh Thần Tôn Thờ

Bài giảng của Phi-e-rơ là một bài giảng phong phú thần học, nhưng tập chú vào Chúa Jesus Christ. Bài giảng của Phi-e-rơ, tương tự như Phao-lô và các sứ đồ khác được ký thuật trong Tân Ước, toàn bộ đều nói về Chúa Jesus, tuôn tràn lẽ thật quý báu về Ngài. Bài giảng vào ngày Lễ Ngũ Tuần là mãnh liệt và nóng nảy lấy trọng tâm là Đấng Christ, tập chú vào Đấng Christ, tôn cao Đấng Christ. Các tiên tri nói về Ngài; Đức Chúa Trời sai Ngài đến; chúng ta tin cậy Ngài. Ngài là Đức Chúa Con cũng là một con người thật sự, người của lời hứa, người được sai đến, người chịu đóng đinh, người đã sống lại, người bị hạ xuống, người được nhắc lên, người giàu lòng thương xót, người cứu rỗi.

“Chúng ta có đã, đang và sẽ giảng một Tin Lành trọn vẹn và thánh khiết, tự do và đầy đủ, ngọt ngào và đem lại sự cứu rỗi?”

Hãy nhớ, Phi-e-rơ đang giảng cho những người đã biết Cựu Ước và cho những người Chúa Jesus ở Na-xa-rét đã sống giữa vòng họ. Nếu họ cần chỉ dẫn như thế, thì ngày nay sẽ có thêm nhiều người nghe như thể nào? Con người không biết, hoặc thậm chí biết, về Chúa Jesus ở Na-xa-rét. Họ cần người nóng nảy và sốt sắng để kể cho họ về Đấng Cứu Thế. Chúng ta có là những người đi ra rao giảng cho người khác biết về Chúa Jesus Christ hay không? Chúng ta có mong muốn người khác nghe về Ngài, hay chúng ta không tin rằng lời giảng về Đấng Christ sẽ không đem người có tội đến đức tin?

5. Áp Dụng và Trực Tiếp

“Hỡi anh em,” Phi-e-rơ nói, “Ta thật có thể nói cách vững vàng…” (Công vụ 2:29). Và ông quả thật như vậy. Hãy đọc lại bài giảng này một lần nữa. Phi-e-rơ thẳng thắn, cởi mở, táo bạo và can đảm. Ông nhìn trực diện vào ánh mắt của hội chúng và nói với họ. Ông thẳng thắn một cách đáng kinh ngạc: “Người đó bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi… Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ” (Công vụ 2:23, 36).

Đây không phải là lời giảng hăm dọa; cũng không phải hung hăng cách không chính đáng. Chúng ta phải trông mong Lời Chúa sẽ đào sâu, ấn mạnh, thăm dò, khuấy động linh hồn, và cắt xẻ tấm lòng. Khi Thánh Linh làm sáng tỏ Lời Ngài, người nghe sẽ khóc lên, “Chúng ta phải làm chi?” (Công vụ 2:37). Thánh đồ Samuel Pearce khẩn cầu,

“Hãy cho tôi thấy một người giảng tin lành mở được tấm lòng tôi; người buộc tội tôi, kết án tôi và lên án tôi trước mặt Chúa; người yêu thương linh hồn tôi quá đỗi không thể để tôi tiếp tục phạm tội, không bị quở trách, vì sợ xúc phạm tôi; người vạch ra ranh giới của điều đúng đắn, giữa ảo tưởng và dấu ấn của ân sủng; người theo đuổi tôi từ nơi ẩn náu này đến nơi ẩn náu khác, cho đến khi tôi bị đuổi khỏi mọi nơi ẩn náu của sự lừa lọc; người không cho tôi nghỉ ngơi cho đến khi anh ta gặp được tôi, với sự ăn năn không khoan nhượng, run rẩy dưới chân Chúa Jesus; và sau đó, và mãi đến khi, xoa dịu nỗi thống khổ của tôi, lau đi nước mắt của tôi, và an ủi tôi bằng những lời ân điển chân thật.”

Chúng ta có mong đợi sự giảng dạy như thế không? Nếu cần thiết, chúng ta sẽ tìm cách phát huy điều đó chứ? Là người rao giảng tin lành, chúng ta có trực tiếp bày tỏ lẽ thật, hay chúng ta nói dối và phớt qua? Chúng ta có mong đợi và khao khát sự giảng dạy của mình sẽ khơi dậy câu hỏi, “Chúng ta sẽ làm gì?” hay chúng ta trở thành những người giỏi quay lưng lại với sự đâm thấu của của lẽ thật thiêng liêng?

6. Thương Mến và Ân Cần

Bài giảng thẳng thắn nhất của Phi-e-rơ không thiếu tình yêu thương. Ông nói với họ và hướng đến họ, họ (Công vụ 2:14; 21-22; 29; 38-39). Ông không che đậy sự khủng khiếp của tội lỗi lẫn hi vọng cứu rỗi. Những ngày cuối cùng này là những ngày của phúc âm! Tin mừng đang được loan báo cho tất cả mọi người được biết: hãy ăn năn và tin vào Đấng Christ, và bạn sẽ được cứu. (Matthew Henry vui thích gọi sự ban cho này là “tấm ván khi bị đắm tàu.”) Sau đó nhận báp-têm, đồng hóa chính mình với Chúa Jesus của Kinh Thánh, là Đấng Christ từ Na-xa-rét. Sự tha thứ sẽ được ban cho, và Thánh Linh, là chính Đức Chúa Trời, sẽ ở trong bạn để thanh tẩy bạn, ban phước cho bạn, để giữ gìn bạn.

Chúng ta có biết cách kết hợp giữa lời thẳng thắn và lời êm dịu không? Dưới sự chỉ dẫn từ Đức Chúa Trời, chúng ta đã học được cách làm tổn thương và băng bó vết thương đó chưa? Chúng ta có biết và yêu thương những con người chúng ta đã gặp và đang ở quanh chúng ta, cũng như nói với họ? Chúng ta có đã, đang và sẽ giảng một tin lành trọn vẹn và thánh khiết, tự do và đầy đủ, ngọt ngào và đem lại sự cứu rỗi? Chúng ta có tiếp nhận Chúa Jesus là Đấng đem lại sự cứu rỗi, và chúng ta có vui mừng nói với người khác về Ngài?

7. Được Phước và Kết Quả

Bài giảng của Phi-e-rơ đánh trúng trọng tâm một cách chính xác và thâm thúy. Những người bị cắt sâu tậm tấm lòng sẽ khóc lên, “Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?” Và ngay sau đó, “những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh” (Công vụ 2:37, 41). Tính hình thức và miệt thị đã nhường chỗ cho sự quan tâm nghiêm túc, và Chúa đã cứu hàng ngàn người. Bài giảng này, được rao ra bởi một người đầy dẫy Đức Thánh Linh, được hướng dẫn bởi Đấng Cứu Chuộc và được chiếu sáng bởi Đấng Giúp Đỡ, đang thực thi Đại Mạng Lệnh. Khi Phi-e-rơ vâng theo mạng lệnh của Đấng Christ, ba ngàn người tiếp nhận Phúc âm, được báp têm, và được thêm vào số những người tin Chúa (có lẽ hơn số người mà Đấng Christ đã thấy trong những ngày Ngài chịu khổ , nếu xem trong Giăng 14:12).

Chúng ta không có cùng một phúc âm hay sao? Chẳng phải chúng ta có cùng một Đấng Cứu Rỗi sao? Chẳng phải chúng ta có cùng một Thánh Linh sao? Chúng ta không thể rao giảng những bài giảng tương tự như vậy sao? Chúng ta không thể cầu nguyện và mong đợi những kết quả tương tự ư? Tôi không có ý nói về con số lớn dường ấy (mặc dầu tôi cũng không bỏ qua điều này), mà là cùng một thực tế thuộc linh giống nhau và sự ảnh hưởng từ thiên thượng?

Đây là hình mẫu của sự giảng dạy của môn đồ thật, là gương mẫu cho những người bước theo đức tin và bắt chước công khó của các môn đồ. Chúng ta không phải là các môn đồ, nhưng chúng ta có thể mong ước nhiều hơn tinh thần của các môn đồ. Theo nghĩa đó, chúng ta có thể và cần phải tìm cách rao giảng những bài giảng theo tinh thần của môn đồ khi xưa, không đơn thuần là những cấu trúc cứng nhắc theo tiêu chuẩn khô khan, nhưng là sản phẩm của những tấm lòng nóng cháy bước theo Đấng Christ và khao khát, trên tất cả mọi điều, là vinh hiển của Đức Chúa Trời trong chính Ngài, và sự tốt lành đời đời dành cho tất cả những người nghe.

By Jeremy Walker from Desiring God

Nhận Nguồn Tài Liệu

trong Email của bạn!

Nhận ngay những bài viết nghiên cứu giá trị.