Hội Thánh khỏe mạnh cần vững vàng nắm vững những tín lý Kinh Thánh đúng đắn.

II Ti-mô-thê 3:16-17

 

“Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời cảm thúc, có ích cho sự dạy dỗ, khiển trách, sửa trị và huấn luyện trong sự công chính, để người của Đức Chúa Trời được toàn vẹn và sẵn sàng cho mọi việc lành”

Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Kinh Thánh là sự mặc khải của Đức Chúa Trời về chính Ngài. Tất cả Lời Kinh Thánh là lời chứng về Chúa Jesus Christ, Ngài là ai chính là trọng tâm của sự mặc khải thiên liêng.

Kinh Thánh là một báu vật hoàn hảo của lẽ thật đời đời. Kinh Thánh KHÔNG SAI LẦM, nghĩa là chứa đựng những lẽ thật không có một sai sót nào trong bản nguyên gốc. Và Kinh Thánh là VÔ NGỘ, nghĩa là 100% đúng và đáng tin cậy.

Kinh thánh là nguồn thẩm quyền đối với Cơ Đốc Nhân, nghĩa là Hội Thánh không có thẩm quyền trên Kinh Thánh, nhưng mà Kinh Thánh có thẩm quyền trên Hội Thánh. Thẩm quyền của Lời Kinh Thánh đến từ việc đó là thẩm quyền và được soi dẫn từ Đức Chúa Trời.

Xuất 24:4Phục 4:1-217:19Giô-suê 8:34Thi 19:7-10119:11,89,105,140Ê-sai 34:1640:8Giê 15:1636:1-32Mat 5:17-1822:29Luca 21:3324:44-46Giăng 5:3916:13-1517:17Công 2:16ff.; 17:11Rô-ma 15:416:25-262 Tim 3:15-17Heb 1:1-24:121 Phi-e-rơ 1:252 Phi-e-rơ 1:19-21

Con người là tạo vật đặc biệt của Đức Chúa Trời, được taọ dựng theo hình ảnh của Ngài. Đức Chúa Trời tạo nên người nam và người nữ như là sự sáng tạo cao cả của Ngài.

Người nam và người nữ đều có sự thiên liêng, đẹp đẻ và được tạo dựng để bổ sung cho nhau. Người nam và ngươi nữa đều có địa vị, xứng đáng, tôn trọng và giá trị ngang nhau trong mắt của Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo.

Mục đích và sự kêu gọi lớn nhất của con người là làm vinh hiển Đức Chúa Trời và vui thoả trong Ngài mãi mãi. 

Ban đầu, người nam và người nữ đầu tiên không có tội lỗi, và họ được Đức Chúa Trời ban cho sự tự do lựa chọn. Và bởi sự lựa chọn tự do của họ, người nam và người nữ phạm tội chống lại Đức Chúa Trời. Điều này mang tội lỗi vào loài người.  Họ bị sa ngã khỏi tình trạng vô tội nguyên thuỷ, kết quả là loài người thừa hưởng bản chất tội lỗi và môi trường bị ảnh hưởng bởi tội lỗi.

Tất cả mọi người đều có bản chất sa ngã. Tất cả mọi người đều phạm tội, và mọi người bị kể là tội nhân. Không ai được xưng công chính bởi chính việc làm của họ. Bởi vì bản chất tội lỗi tự nhiên của chúng ta, con người bị bại hoại trong đạo đức, họ trở nên những người phạm tội và ở dưới sự định tội.

Sự định tội là sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời trên những tội nhân vì phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời. Hậu quả đời đời cho tội lỗi là sự phân cách đời đời với Đức Chúa Trời trong hồ lửa.

Sáng 1:26-302:5,7,18-2239:6; Thi-thiên 1; 8:3-6; 32:1-5; 51:5; Ê-sai 6:5Giê-rê-mi 17:5Ma-thi-ơ 16:26Công vụ 17:26-31Rô-ma 1:19-323:10-18,235:6,12,196:67:14-258:14-18,291 Cô-rinh-tô 1:21-3115:19,21-22Ê-phê-sô 2:1-22Cô-lô-se 1:21-223:9-11.

Hội Thánh là những người tin theo Chúa Jesus. Hội thánh không phải là một cơ sở nhà thờ nhưng Hội thánh là dân sự của Đức Chúa Trời. Hội Thánh bao gồm hội thánh phổ thông và hội thánh địa phương.

Ê-phê-sô 1:22 và 5:23 bày tỏ cho chúng ta biết Chúa Jesus là đầu của Hội Thánh. Ma-thi-ơ 16:18 cho chúng ta biết rằng Chúa Jesus là Nền của Hội Thánh và là Thợ Xây của Hội Thành. Chúa Jesus đã bỏ mạng sống Ngài vì Hội Thánh, và Chúa Jesus cứu chuộc Hội Thánh bằng chính huyết của Ngài.

Kinh Thánh phải có thẩm quyền trên hội thánh vì Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và có thẩm quyền thiên liêng. Điều này có nghĩa là Hội Thánh không có thẩm quyền trên Kinh Thánh, nhưng mà Kinh Thánh phải có thẩm quyền trên hội thánh, trên nguyên tắc hoạt động, quy định, hiến chương của hội thánh.

Hội Thánh địa phương phải giữ 2 lễ nghi chính mà Đấng Christ phán dặn – Lễ Bap-tem và Lễ Tiệc Thánh. Cơ Đốc Nhân trong hội thánh địa phương thực hành những ân tứ thuộc linh được Đức Thánh Linh ban tặng trong hội thánh. Hội thánh địa phương tìm kiếm phương cách để rao truyền phúc âm đến tận cùng trái đất.

Mỗi một hội chúng được kêu gọi để điều hành hội thánh dưới chủ quyền của Đấng Christ. Trong hội chúng như vậy, mỗi hội thánh địa phương phương phải có trách nhiệm và khai trình trước Đấng Christ là Chúa.

Trong Hội thánh có 2 vai trò lãnh đạo chính thức theo kinh thánh: Các trưởng lão (thường được gọi là mục sư, và đôi lúc được gọi là giám mục) và Các Chấp Sự. Dù cả người nam và người nữ đều có ân tứ để phục vụ hội thánh, nhưng vai trò mục sư (trưởng lão, giám mục) thì chỉ giới hạn cho người nam như đã được thiết lập theo Kinh Thánh.

Ma-thi-ơ 16:15-1918:15-20Công-vụ 2:41-42,475:11-146:3-613:1-314:23,2715:1-3016:520:28Rô-ma 1:71 Cô-rinh-tô 1:23:165:4-57:179:13-1412Ê-phê-sô 1:22-232:19-223:8-11,215:22-32Phi-líp 1:1Cô-lô-se 1:181 Ti-mô-thê 2:9-143:1-154:14Hê-bơ-rơ 11:39-401 Phi-e-rơ 5:1-4; Khải-huyền 2-3; 21:2-3.

Mỗi Cơ Đốc Nhân được kêu gọi để áp dụng ân điển trong đời sống mình, chẳng phải chỉ ân điển cho sự cứu rỗi nhưng cũng áp dụng ân điển đó trong mọi khía cạnh trong đời sống xuyên suốt cuộc đời của người Cơ Đốc. Chúa cũng gọi chúng ta sống xứng đáng với sự kêu gọi của Ngài trong sự công bình, thánh khiết, tin kính giống như Chúa.

Kinh Thánh nói rằng đức tin sản sinh ra việc làm tốt. Chúng ta không được cứu bởi những việc lành chúng ta làm, nhưng chúng ta làm việc lành như là kết quả của một đời sống được cứu. Cơ Đốc Nhân không phải sống để trở nên đạo đức hơn, nhưng mục tiêu cao nhất của đời sống Cơ Đốc là trở nên giống như Đấng Christ.

Đời sống của Cơ Đốc Nhân cần dự phần với hội thánh địa phương. Điều này có nghĩa là thành viên của hội thánh, phục vụ trong vài cách nào đó và kinh nghiệm sự trong thông công với các thánh đồ trong hội thánh. Cũng trong hội thánh chúng ta sử dụng những ân tứ thuộc linh mà Đức Thánh Linh ban cho để hội thánh trở nên mạnh mẽ và toàn diện hơn.

Đời sống cơ đốc dự phần trong việc truyền giáo và và môn đồ hoá. Bởi vì chúng ta muốn những người khác cũng kinh nghiệm cùng một sự tha thứ và sự cứu rỗi mà chúng ta đã nhận, nên chúng ta chia sẻ Phúc Âm cho người khác. Và bởi vì người mới tin Chúa cần được phải dạy dỗ và hướng dẫn những lẽ thật Kinh Thánh để sống một cuộc đời sống Cơ Đốc, chúng ta phải môn đồ hoá người mới tin Chúa.

Ma-thi-ơ 5:1-7:29, 28:18-20; Mác 8:34-38, 12:28-34; Giăng 13:31-35; Công vụ 2:42; Rô-ma 8:28, 12:1-21; 1 Cô-rinh-tô 6:18-20, 13:1-8; 2 Cô-rinh-tô 5:17-21, 9:7; Ga-la-ti 3:11, 26, 5:16-26; Ê-phê-sô 1:3-14, 2:1-10, 5:1-3, 6:10-20; Cô-lô-se 3:17, 23; 2 Ti-mô-thê 3:12-16; Hê-bơ-rơ 12:1-3; 1 Phi-e-rơ 2:5-9; 1 Giăng 1:9, 2:15-17, 3:16-18

Đức Chúa Trời là đời đời, nghĩa là Ngài đã luôn luôn tồn tại và Ngài sẽ đời đời luôn tồn tại.  Chỉ có một và chỉ một Đức Chúa Trời chân thật.

Đức Chúa Trời là hoàn hảo vô cùng. Ngài khác biệt với tất cả mọi tạo vật của Ngài. Ngài không những là vô hạn, không bị giới hạn mà còn vượt trên mọi vật sáng tạo của Ngài về năng quyền, thánh khiết và vinh hiển oai nghi.

Đức Chúa Trời là vô hạn và hoàn hảo trong mọi bản tánh Ngài. Ngài giàu ân điển, giàu lòng thương xót, và nhân từ. Đức Chúa Trời là yêu thương và Ngài đầy tốt lành. Ngày đầy lòng thương xót sẵn sàng tha thứ. Ngài là thánh khiết, công bình và công chính.

Ngài là Toàn Năng, nghĩa là có tất cả năng quyền, Ngài là Toàn Tri, nghĩa là biết hết mọi điều; và Ngài là Toàn Tại, nghĩa là hiện diện ở mọi nơi tại mọi thời điểm.

Chỉ có một Đức Chúa Trời, không phải ba, chỉ một Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Ba Ngôi bày tỏ chính Ngài cho chúng ta biết về Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh với những đặc tánh thân vị khác nhau, nhưng không có sự phân chia về bản chất tự nhiên, bản thể. Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh bình đẳng nhau trong mọi khía cạnh, bình đẳng trong năng quyền và vinh hiển.

Sáng 1:12:7Xuất 3:146:2-315:11ff.; 20:1ff.; Lê-vi 22:2Phục truyền 6:432:61 Sử ký 29:10Thi-thiên 19:1-3Ê-sai 43:3,1564:8Giê-rê-mi 10:1017:13Ma-thi-ơ 6:9ff.; 7:1123:928:19Mác 1:9-11Giăng 4:245:2614:6-1317:1-8Acts 1:7Rô-ma 1:19-22; 8:14-151 Cô-rinh-tô 8:6Ga-la-ti 4:6Ê-phê-sô 4:6Cô-lô-se 1:151 Ti-mô-thê 1:17Hê-bơ-rơ 11:612:91 Phi-e-rơ 1:171 Giăng 5:7.

Sự cứu rỗi bao gồm sự cứu chuộc con người trọn vẹn và  là sự ban cho bất cứ ai có niềm tin trong Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Cứu Chuộc. Chúa Jesus Christ, là Đấng không hề có bất kỳ tội lỗi nào đã dùng huyết báu mình để cứu chuộc vĩnh viễn những ai tin nhận Ngài.

Sự cứu rỗi chỉ duy nhất bởi ân điển mà thôi thông qua đức tin duy nhất nơi Chúa Jesus. Sự cứu rỗi bao gồm sự tái sanh, sự xưng công chánh, sự nên thánh và sự tôn vinh hiển.

Điều này hoàn toàn vượt trên mọi sự hiểu biết của chúng ta. Rô-ma 8:29-30 nói rằng sự cứu rỗi đã được ban cho những ai mà Đức Chúa Trời biết trước và tiền định vào sự sống. Điều này không có nghĩa là Ngài đã thấy trước mọi nỗ lực của chúng ta hay là giá trị của chúng ta, nhưng mà Ngài làm điều này tuỳ vào sự vui lòng và ý muốn Ngài và vì ân điển cho sự vinh hiển Ngài.

Sự cứu rỗi nghĩa là chúng ta được cứu ra khỏi tình trạng tội lỗi và sự chết đời đời, và đem vào trong ân điển và sự sống đời đời trong Chúa Jesus Christ. Không có bất cứ sự cứu rỗi nằm ngoài đức tin cá nhân trong Chúa Jesus Christ là Cứu Chúa của mình.

Sự cứu rỗi bao gồm sự tái sanh, hay là sự sanh lại. Đó là công việc của ân điển Chúa làm cho người tin Ngài trở nên tạo vật mới trong Đấng Christ. Đó là việc Đức Thánh Linh thay đổi tấm lòng người đó thông qua sự cáo trách tội lỗi và đáp ứng trong sự ăn năn, quay khỏi tội lỗi và hướng vào Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ.

Sự ăn năn và đức tin là hai kinh nghiệm không thể tách rời nhau của ân điển cứu rỗi. Có nghĩa là chúng ta không thể thiếu vắng một trong hai, hay nói cách khác nhờ ân điển Chúa mang chúng ta đến sự ăn năn và đức tin. Ăn năn là thật sự quay khỏi tội lỗi và hướng đến Đức Chúa Trời. Đức tin là niềm tin và sự tin cậy vào Chúa Jesus và thuận phục trọn đời sống mình hoàn toàn vào Chúa.

Sự cứu rỗi bao gồm sự xưng công chính, là sự tha thứ đầy ân điển và trọn vẹn của Chúa đối với tội lỗi, trong quá khứ, hiện tại và tương lai cho tội nhân là những người ăn năn và tin vào Chúa Jesus. Sự xưng công chính nghĩa là đem chúng ta ra khỏi sự định tội của tội lỗi và mang người tin vào trong mối quan hệ bình an với Đức Chúa Trời.

Sự cứu rỗi bao gồm sự nên thánh là một kinh nghiệm, bắt đầu từ thời điểm được tái sanh, theo đó những người tin được biệt riêng ra cho những mục đích của Chúa. Trong sự thánh hoá, người đó có khả năng được lớn lên giống như Đấng Christ, trong tiến trình đạo đức và trưởng thành thuộc linh bởi sự hiện diện và quyền năng của Đức Thánh Linh trú ngụ trong người đó. Sự lớn lên trong ân điển này tiếp tục trọn đời của người đó.

Sự cứu rỗi bao gồm sự tôn vinh hiển, đó là sự tuyệt đỉnh của sự cứu rỗi và là tình trạng phước hạnh đời đời của người được cứu. Đối với những ai được cứu, họ sẽ ở trong sự hiện diện đời đời của Đức Chúa Cha, Đức Thánh Linh và với Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Cứu Rỗi.

Sáng 3:15Xuất 3:14-176:2-8Ma-thi-ơ 1:214:1716:21-2627:22-28:6Lu-ca 1:68-692:28-32Giăng 1:11-14,293:3-21,365:2410:9,28-2915:1-1617:17Acts 2:214:1215:1116:30-3117:30-3120:32Rô-ma 1:16-182:43:23-254:3ff.; 5:8-106:1-238:1-18,29-3910:9-10,1313:11-141 Cô-rinh-tô 1:18,306:19-2015:102 Cô-rinh-tô 5:17-20Ga-la-ti 2:203:135:22-256:15Ê-phê-sô 1:72:8-224:11-16Phi-lip 2:12-13Cô-lô-se 1:9-223:1ff.; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23-242 Ti-mô-thê 1:12Tít 2:11-14Hê-bơ-rơ 2:1-35:8-99:24-2811:1-12:8,14Gia-cơ 2:14-261 Phi-e-rơ 1:2-231 Giăng 1:6-2:11Khải-huyền 3:2021:1-22:5.

Phúc Âm là tin lành mà Đức Chúa Trời đã mở một con đường cho tất cả mọi người được tha thứ tội lỗi, tiếp nhận sự cứu chuộc, và được giảng hoà cùng Đức Chúa Trời mãi mãi. Phúc âm là câu chuyện về việc Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong Chúa Jesus và qua Chúa Jesus để giảng hoà và cứu chuộc dân sự của Ngài.

Hết thảy chúng ta đã bị xa cách khỏi Đức Chúa Trời và đường lối Ngài. Chúng ta đã nổi loạn chống nghịch Đức Chúa Trời bởi tội lỗi và sự ngu dại trong đường lối mình. Nhưng Chúa đã đoái xem chúng ta khi chúng ta trong tình trạng tội lỗi, bị định tội, không hi vọng và vô phương cách giúp đỡ. Trong tình yêu thương, Ngài đã sai Con Ngài, là Chúa Jesus Christ, Đức Chúa Trời trong xác thịt, sống đời sống hoàn toàn vô tội. Trong Chúa Jesus, Đức Chúa Trời đến với chúng ta.

Chúa Jesus đã sống đời sống công chính, hoàn toàn vô tội và Ngài đã chết thế cho chúng ta, khi chúng ta xứng đáng phải chết đời đời. Mặc dù Ngài không có tội lỗi gì phải chết, nhưng Chúa Jesus đã mang lấy sự nhục nhã của chúng ta, tội lỗi của chúng ta trên Ngài khi Ngài chết trên cây thập tự giá. Chúa Jesus đã mang lấy cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời chống lại tội lỗi khi Ngài chịu chết trên cây thập tự giá. Chúa Jesus, là Đức Chúa Con, chết trên cây thập tự thế chỗ cho chúng ta và trả thay cái giá cho tội lỗi chúng ta.

Sau 3 ngày, Ngài sống lại trong sự đắc thắng vượt trên tội lỗi và sự chết. Bởi vì Đức Chúa Jesus là Đức Chúa Trời, và bởi vì sự sống, sự chết và sự phục sinh của Ngài nên bất cứ ai ăn năn tội lỗi và tin vào Ngài thì sẽ được giảng hoà với Đức Chúa Trời đời đời. 

Sáng 3:15; Xuất 34:6-7; Giê-rê-mi 31:33-34; Ê-xê-chia 36:24-29; Ma-thi-ơ 28:18-20; Giăng 3:16-17; Công vụ 2:38-39, 4:12; Rô-ma 3:23, 6:23, 5:8, 10:9-17; Ê-phê-sô 1:3-14, 2:1-10; Tít 3:3-7; 2 Phi-e-rơ 3:9; 1 Giăng 1:9