Thờ Phượng
Từ tiếng Anh cổ weorthscipe (worth-ship) (trị giá – bản thể). Khi ghép lại thì mang một ý nghĩa khác, đó là sự thờ phượng. Trong Kinh CƯ, sự thờ phượng khởi đầu bằng sự dâng tế và sự kêu cầu danh Chúa, Đức Adonai. (Yahveh). Mỗi lần có sự tôn thờ là mỗi lần có sự dâng tế, tức là phải có của lễ kèm theo… thế mới đúng là “worth-ship”… là có cái giá bằng của lễ. Hãy xem lại câu chuyện của Cain và Abên, câu chuyện của Nô-ê, và của Abram. Họ luôn luôn có của lễ dâng lên khi tôn thờ ĐCT. Do đó, trong ý này, từ tôn thờ cũng là từ lập bàn thờ dâng tế tôn kính ĐCT. Từ Heb-rơ, מִנְחָת֖וֹ, (min-hat..) (dâng), מִזְבֵּ֙חַ֙ (miz-bê-aḥ) (lập bàn thờ để dâng), וַיִּקְרָ֖א (way-yiq-rā) (cầu khẩn danh…) (Sáng 12:8). Trong tinh thần của TƯ, trong sự thờ phượng bao gồm ca ngợi, tôn thờ, tạ ơn và khẩn cầu trực tiếp đến Đấng tối cao qua hành động và thái độ. Thờ phượng, tôn thờ, thờ kính là thái độ tự nhiên và tất yếu của con người đến Đấng Linh Thiêng. Còn khi Crist- nhân (Christian) thờ phượng Chúa, là thờ phượng: – Đức Chúa Trời Ba Ngôi trong tâm thức tôn ngợi Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jesus Christ bởi quyền năng của Chúa Thánh Linh. Thực ra, trong tất cả mọi loài sinh linh, chỉ có con người là có ý thức tôn thờ. Điều này không ai có thể giải thích hết được ý nghĩa sâu sắc trên, nếu không dựa trên căn bản con người là một sinh vật “tối linh” như Khổng Phu Tử đã nói: “Thiên sinh vạn vật duy nhân tối linh”, và con người là một sinh vật có liên hệ với Đấng Sáng Tạo qua toàn tâm thức tôn kính, thờ phượng, học hỏi và vâng phục. Như thế, sự thờ phượng mới đúng nghĩa như câu KT đã chép ở Giăng 4:24: “… ai thờ phượng Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.” Tuy nhiên, chúng ta, không phải chỉ đến với Chúa bằng tay không, mà phải đến với Chúa với tinh thần của CƯ, tức là đến với Chúa với của lễ, từ tấm lòng để chứng tỏ… lòng như thế nào… (II Cor 9: 6-15. Ma-la-chi 1; 2; 3:9-10). (Xem thêm Temple).