Trinity

Đức Chúa Trời Ba Ngôi/ Giáo Lí Ba Ngôi Là Một/ Tam Vị Nhất Thể

Là giáo lí then chốt của Giáo Hội Cứu Chúa Giáo (Christianity) và Giáo Hội Công Giáo La-mã (Roman Catholic Church) đã tin tưởng và quảng bá rộng lớn trong giáo hội. Đức Chúa Trời có Ba Ngôi Vị: Đức Chúa Cha, Đức Chúa ConĐức Chúa Thánh Linh. Ba Ngôi có đồng bản chất (substance), bản thể (being), và bản tính (essense). Từ ngữ Trinity  không có trong Thánh Kinh. Đây cũng là điểm đã tạo nên những tranh luận sau nầy.                .
Trong thế kỷ Thứ Nhất, các Sứ Đồ đầu tiên đã viết nhiều và khẳng định niềm tin này trong các thư tín của họ (Giăng, Phao-lô, Phê-rơ, Gia-cơ). Và trong toàn Thánh Kinh cả CƯ và TƯ đã được đồng nhất ghi lại các bằng chứng như sau (1) Trong sự sáng tạo, Sáng 1:1-3, Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo (Creator) bằng Lời (Word) và Thần Chúa (Spirit) vận hành. (2) Trong lời tiên tri, Ê-sai 9:6, “Đức Chúa Jesus là: Con trẻ, ĐCT quyền năng, Cha đời đời, Hoàng Tử hòa bình.” (3) Trong Lễ Báp-tem, có tiếng phán của Chúa Cha, có Đức Thánh Linh hiện ra như chim bồ câu đậu trên Chúa Jesus, Math. 3:13-17. (4) Lời xác định của Sứ Đồ Giăng, Giăng 1:1-2, “Ngôi Lời (Logos) là Đức Chúa Trời,.. Ngôi Lời (Con) đã trở nên xác thịt…” (5) Chính Chúa Jesus xác định chính mình, Giăng 10:30,Ta (Con) và Cha là một.” (6) Trong Sự Chúc Phước của Sứ Đồ Phao-lô, II Cô-rin-tô 13:13, “Nguyện xin ân điển của Chúa là Đức Chúa Jesus Christ, tình yêu thương của Đức Chúa Trời và sự tương giao của Đức Thánh Linh ở với tất cả anh em” (BTTHĐ). (7) Trong sự mặc khải cho Sứ Đồ Giăng, Khải Huyền 21, 22, có sự hiện diện cả 3 ngôi Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh.
Trong các thế kỷ từ Thứ I đến Thứ III, các sứ đồ đã tin chắc, xây dựng tín lí Ba Ngôi Đức Chúa Trời là một. Các Sứ Đồ Phao-lô, Giăng đã dạy nhiều lần về công tác của mỗi ngôi. Đến giữa thế kỷ thứ III, xảy ra có các hậu sứ đồ (các Giáo Phụ) đã có sự học hỏi lại rồi phân chia các ngôi thứ khác biệt nhau.
Đến thế kỷ thứ 4th, người gây rắc rối nhất là Phó Giám Mục Arius (250AD-336AD), Bắc Phi. Ông và số theo ông đã dạy rằng, Chúa Giê-su là “Con” không cùng “ousia, being, bản thể” với ”Chúa Cha” và là “tạo vật” chớ không “sinh bởi” Chúa Cha, nên Chúa Giê-su vì thế không đồng đẳng, đồng bản chất, chỉ là đấng thọ tạo cao nhất. Năm 325AD, Giáo Nghị Nisaea, do Vua Cons-tantine triệu tập, có hơn 300 Giám Mục các nơi hiện diện. Cuối cùng tuyên bố đó là tà giáo, dứt phép họ ra khỏi giáo hội. Nhưng chưa hết, sau đó, có số giám mục bàn đến “Đức Thánh Linh.” Tương tự, họ cho rằng Thánh Linh không có cùng (homoousios, substance, bản chất) với Chúa Cha.  Một lần nữa, giáo hội đi vào chỗ chia rẽ, với những giáo lí, tín lí sai lạc, đến nỗi các hậu Giáo Phụ HT và môn đệ họ, đã phải vất vả tranh biện trong nhiều lần họp trong nhiều năm sau. Mãi đến  năm 381 AD tại Giáo Nghị Cons-tantinople I, do Giám Mục Theodosius I triệu tập, Nhiều Giám Mục và Tổng Giám Mục các nơi về họp. Giáo Nghị đã xác định lại GN Nicea, 325AD, và khẳng định Giáo Lí Trinity: Ba Ngôi là Một, nhất thể, đồng nhất. Giáo Lí Ba Ngôi Là Một – Tam Vị Nhất Thể là giáo lí căn bản của tất cả các tín lí khác, mà mỗi một tín hữu phải tin tưởng tuyệt đối. Ngoài niềm tin này kể là tà giáo. Nói thế không phải là yên, về sau còn nhiều tranh biện khác, nhưng Chúa cho Giáo Lí Ba Ngôi này được giữ vững đến hôm nay.
Trong tiến trình lịch sử Hội Thánh, Ba Ngôi đã thể hiện rõ ràng qua sự hình thành HT, sống với các con dân Chúa, bảo vệ HT, và nhất là soi sáng HT để bảo tồn niềm tin nầy cho đến nay. Bởi thế chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã hứa cho loài người được tiếp tục. Cuối cùng, Ba Ngôi cùng liên tục thể hiện trong một mục đích duy nhất là tỏ sự yêu thương cứu rỗi trọn vẹn cho con người, qua 3 thời kỳ Sáng Tạo, Luật Pháp và Ân Điển liên tiếp nhau để đưa lịch sử thế giới đến ngày tận chung.                  .
Tắt một lời, tín lí Trinity, là một tín lí khó hiểu nhất. Các thần học gia cố gắng giải thích đủ mọi chiều kích, nhưng rồi vẫn còn thắc mắc. Có người dẫn chứng, giáo lí Ba Ngôi như quả trứng gà, có 3 phần, cả 3 tuy có khác nhưng họp lại một. Có dẫn chứng khác, như Nước là H2O, gồm có Khí, Nước và Nước Đá. Cả 3 tuy khác nhau về hình thức, nhưng vẫn là một.  Một giáo sư thần học đã viết: “Giáo Lí Ba Ngôi là một là một giáo lí khó chấp nhận nhất trong suy luận lí trí, nhưng nếu không chấp trong niềm tin, sẽ mất linh hồn.” Nếu có thể dùng một thí dụ để diển tả vừa đủ ý cho giáo lí này, thì đây, “Chúa Giê-su, ĐTL và ĐCT như hình ảnh của một giọt nước biển trong một đại đương bao la.” Vì một giọt nước biển, hay một biển lớn thì tính chất cũng giống nhau thôi.

Loading

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x