Transcendentialism

Giáo Lí Siêu Biến Siêu Việt

Là từ sâu sắc của triết gia Ralph W. Emerson (1803-1882) và Samuel Taylor Coleridge (1772-1834) và nhiều người khác nhấn mạnh đến trực giác nhận diện được sự “siêu việt” ngoài khoa học, nhưng cũng bởi sự cảm thúc và sự soi sáng. Giáo lí này tin chắc rằng Đức Chúa Trời là Đấng siêu việt, siêu biến, siêu thực. Từ “siêu” có ý là “cao hơn” con mắt trần không thấy được, chỉ cảm nhận qua tư duy và giác quan. Xa hơn có thể nói là cao siêu trong cõi trời, cõi vô hình, cõi u minh. Ngoài ra, từ “siêu biến” có nghĩa là sự biến hóa khôn lường, sinh động, sống động, linh động không ngừng. Đức Chúa Trời là Đấng “Siêu Việt” tức là Đấng cao cả, tột cùng. Ngài không thể thấy bằng mắt, Ngài cũng không thể hiểu được bằng lí trí, tư duy, suy nghiệm, nhưng có thể cảm nhận qua tâm linh hoặc tâm thức… Trong triết học từ “Transcendentialism” nói đến cõi siêu hình ngoài lí trí suy luận. Triết Gia Immanuel Kant (1724-1804) đã phân tích sâu sắc từ này trong các sách của ông trong ý thức triết thần học.
Trong thần học trans-cendentialism, nói đến sự “siêu biến siêu việt” trong niềm tin, tức là Đức Chúa Trời vừa siêu biến siêu việt mà cũng vừa nội tại và siêu thực (“immanence”). Chúng ta có thể nhận được Ngài qua sự cảm thúc, qua niềm tin và qua sự vận hành của Đức Thánh Linh. Các Thần học Gia trong thế kỷ 20 như Karl Barth (1889-1968), Karl Rahner (1904-1984) và Barnard Lonergaw (1904-1985) đã diễn tả sâu sắc trong các sách của họ về tính ưu việt của Đấng Tối Cao.

Loading

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x