Theology

Thần học Học hay Thần Đạo Học

Từ tiếng Hy-lạp Theos (God, or god) và Logos (study); tiếng La-tin theologic (language hay discourse about God). Nhìn vào chiều rộng và sâu của môn học này qua bao nhiên năm lịch sử hội thánh, ai ai cũng nhìn nhận rằng,  “thần học học hay thần đạo học” là một môn học bao gồm: – Một nỗ lực học biết về chính Đức Chúa Trời, – một sự nghiên cứu sâu sắc, về lời nói và hành động của Ngài qua Thánh Kinh và qua lịch sử Dân Ít-ra-ên, – một sự chứng nghiệm về khải thị của Ngài thực sự hiện hữu cho con người, trong lịch sử dân Ít-ra-ên và trong thế giới. Nói thế có nghĩa: “theology”  là một trong những môn khoa học về Đức Chúa Trời, là một môn học chính qui.   .
Theo truyền thống từ “theologydịch là “thần học”; tuy nhiên, từ “thần học” thì quá rộng và có vẻ mơ hồ, vì học “ông thần” nào?..  (có sự ngộ nhận trong tiếng Việt) và nay lại có nhiều môn thần học ngoại giáo khác. Kỳ thật, trong môn “theology – thần học” trong các Đại Chủng Viện thì chỉ có học biết chuyên về ĐCT, danh xưng, bản thể, quyền năng, những sinh hoạt trực tiếp hay gián tiếp với con người, chính yếu là qua lịch sử và qua sự khải thị của Ngài trên Dân It-ra-ên, để tỏ bày tình yêu của Ngài qua sự nhập thế vào thế gian, mở con đường cứu rỗi cho con người. Ngõ hầu, con người sẽ biết rõ rằng không phải chỉ có cuộc sống trần gian là tất cả…                       .
Ngày nay, từ “theology” không đứng riêng một mình, nhưng luôn đứng với một danh xưng nào đó… như Christian Theology, Buddhish Theology, Shinto Theology… Từ “Theology” trong giáo hội… ngày nay đã chia ra sự học này trong nhiều chiều kích khác nhau bao hàm nhưng rất rõ ràng: Christian Theology, Biblical Theology, Systematic Theo-logy, Systemic Theology, Natủral Theology, Dogmatic Theology, Hístorical Theo-logy,  New Testament Theo-logy, Old Testament TheologyPhilosophical Theology… Nói chung Christian Theology là môn căn bản bao gồm các chiều kích trên. Khoảng năm 1970 về trước không có nhấn mạnh từ này.  Từ Christian Theology xuất hiện là để phân biệt sự học biết riêng về Đạo Chúa trong Cứu Chúa Giáo (Tin Lành) so với Công Giáo và ngoại giáo… Do đó, ngày nay không thể nói “học thần học” là học về ĐCT của Thánh Kinh, của Đạo Chúa. Người ngoại giáo cũng có thể nói đi “học thần học” mà không dính dáng về TK và Chúa.  Cho nên, phải nói rõ là đi học điều/ lớp gì: “Thánh Kinh Thần Học” hay “Thần Học Tin Lành.” Người Phật giáo, có thể nói đi học “Thần Học Phật Giáo.” “Thần Học Ấn Độ Giáo”. Để khỏi ngộ nhận, thay vì nói tôi đi học “thần học’ có thể nói tôi đi: “Học Kinh Thánh”, “Đại Học Kinh Thánh,” “Đại Chủng Viện Thần học Học” hay Lớp “Thánh Kinh Thần học” hay “Thần học Tin Lành”.v.v…
Tóm lại, Hội Thánh nói chung, nhìn rõ được vấn đề hơn xưa nhiều, họ tóm gọn vào hai nền “theology” căn bản “Thánh Kinh Thần học” (Biblical Theology) và “Crit-nhân Thần học”  (Christian Theology) là: (1) Học biết những gì ĐCT nói cho con người “chỉ trong Thánh Kinh” (Biblical Theology), (2) Học hiểu và áp dụng những gì mà Chúa muốn con người sống “đẹp lòng ĐCT” để nhận phước đời này và đời sau (Christian Theo-logy).

Loading

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x