Ramus, Peter (1515-1572)
Triết-gia người Pháp dẫn đầu Giáo Hội Cải Chánh trong Thời Cải Cách của thế kỷ thứ 16th. Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả. Sau khi tốt nghiệp ông trở nên một giáo sư chuyên nghiệp dạy triết ở Đại Học Pháp (College de France) từ năm 1551AD cho đến khi qua đời. Sự nghiệp và tư tưởng của ông đã tạo cho ông có một thế đứng dẫn đầu tư tưởng các giáo hội cải chánh sau khi ông trở lại với cải chánh năm 1561AD (con-verted to Protestanism). .
Sau khi trở lại, ông tự thấy mình thuần lí là một nhà giáo, giúp Cứu Chúa Giáo (Christianity) ra khỏi những lầm lẫn của tư tưởng Aristotelianism và Scholas-ticism. Đối với ông, ông viết trong luận án Master, chống lại Aristotle, “Những gì đã được nói bởi Aristotle đều là giả tưởng“. Và sau đó ông thay thế bằng những phương pháp luận lí đơn giản “Logic is the art of discoursing well“. Vì thế, Giáo Hội Cải Chánh đã dễ dàng chập nhận Ramus hơn tư tưởng của Aristotle và truyền thống của Giáo Hội Công Giáo La Mã. Tư tưởng của Ramus nhấn mạnh vào: “Kiến thức, tất cả đều phải liên hệ đến Đức Chúa Trời và đã được tạo nên bởi Đức Chúa Trời“. Rồi sau đó, chia ra cho những sự hiểu biết khác trong nghệ thuật triết học và khoa học. Với ông, đối thoại là nghệ thuật tốt để giảng giải. Văn phạm là nghệ thuật ăn nói, khi ứng dụng vào tín ngưỡng tôn giáo, là nghệ thuật sống vui sống khỏe. Tóm lại, Ramus đã để lại một kiến thức văn chương luận lí (nghệ thuật) trong đối thoại, bàn thảo, kiến thức và phương pháp thực dụng trong giáo dục. Về sau, từ thế kỷ 16-17 đã ảnh hưởng được nền triết học và thần học trên những người theo Thanh Giáo Anh (W. Armer; W. Perkins) và ở Bang New England tại Đại Học Harward. Người Thanh Giáo đã xem ông như là một Người Cải Cách tuận đạo ở Pháp.