Luther, Martin (1483 – 1546)

Luther, Martin (1483 – 1546).

Tu sĩ Martin Luther là Nhà Cải Chánh đầu tiên chính thức tạo nên cuộc thay đổi từ GH Công Giáo sang Cải Chánh Giáo (Tin lành). Ông xuất thân từ gia đình nông dân, nhưng để cho con đi vào nền giáo dục cao. Họ gởi ông vào trường Ratschule ở Mansfield, rồi đến trường Cathedral ở Magdeburg, nơi ông ảnh hưởng đậm của học Phái Anh Em (Brothers) và Cộng Đồng Đời Sống. Ông tốt nghiệp Đại Học Erfurt, BA, 1502 và Cao Học, MA, 1505, và theo lời cha dạy, ông học xong bằng luật, nhưng vì cha mất; do đó, khiến ông lập lời hứa bước vào dòng tu ở đó.
Trong dòng tu, ông cố tâm học hỏi về thần học học (theology) tại Erfurt. Năm 1508, ông được gởi đi dạy ở Wittenberg về triết học, rồi sau đó trở về trường học cho xong văn bằng tiến sĩ. Vào năm 1510-11, Luther đã làm một chuyến đi Rome, và tại đây ông đã thấy vài cảnh trái ngược với những gì được học. Điều đó, tạo cho ông một ảo tưởng về các chức sắc và quyền lực. Năm 1511, về lại trường, ông học xong văn bằng Tiến Sĩ Thần học Học vào tháng 10, 1512. Cùng một năm, ông nhận chức Chủ Tịch Khoa Thánh Kinh ở Đại Học.
Trong khi dạy từ năm 1512 – 1517, ông đã chiến đấu nhiều về các niềm tin chân chính của sự cứu rỗi với các nhận xét qua việc tu hành, xưng tội, tự kiểm của dòng tu… So sánh với sự Công Chính bởi Ân Điển, sự Tha Thứ của Chúa. Cuối cùng, ông nhận diện rõ về sự tuyên công chính (Justifi-cation) qua đức tin, và chỉ có đức tin mà thôi (Sola fide). Đến năm 1517 ông quyết định viết lên 95 điều Tu Chính Giáo Hội Công Giáo La-mã. Nhưng vì sự cố chấp của giáo hội và các bậc lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo bấy giờ. Cuối cùng ông phải rời bỏ Giáo Hội Công Giáo và trở thành một Nhà Cải Chánh nổi bật, hình thành bước mới cho Giáo Hội Cải Chánh (Protestant, Tin Lành) từ đó. Từ năm 1518, những tiêu đề cải tổ được lan truyền ra khắp nước Đức. Tháng 4/1518 ông bênh vực mạnh mẽ cho niềm tin của ông ở Heidelburg. Tháng 8/1518, ông được triệu hội về La-mã để bị kết tội giảng sai, đi sai giáo lí (charge of heresy). Tháng 7/1519 ở Leipzig tranh luận về thẩm quyền chức vụ Giáo Hoàng là vô ngộ với Đoàn Hồng Y Giáo Hội. Sau lần tranh luận này, ông nhận rõ hơn về Lời Chúa nên viết ra nhiều đề án để tăng niềm tin cho tín hữu Đức. “Address to the Christian,”  “Nobitity of the German Nation,” “The Babylonian Captivity of the Church,” “The Freedom of the Christian Man.” Cả bốn tạo thêm cho ông khí thế vào công cuộc cải chánh rộng lớn. Cuối cùng, từ Giáo Hoàng đã đề xuất bản Dứt Phép Hiệp Thông (Excom-munication) vào tháng Giêng, 1521. Trước đó, tòa giám mục Vatican đã có nhiều lần hòa giải, kêu gọi ông quay trở về với các tín lí của Giáo Hội Công Giáo La-mã. Lần cuối cùng, sau Giáo Nghị Diet of Worm, ông được một người bạn cứu thoát nguy, đem đi về một toà lâu đài ở Wartburg. Từ đó, ông tiếp tục hỗ trợ tinh thần cải chánh, và cũng từ đó các Giáo Hội Cải Chánh bắt đầu lớn mạnh.

Loading

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x