Logos

Λόγος Lời, Ngôi Lời, Đạo, Thần học

Nguyên từ tiếng Hy-lạp logos “word”, “reason”. Người khởi nguyên dùng từ này do Triết Gia Zeno, khoảng 50 BC, và hơn sau 50 năm, sứ đồ Giăng đã dùng từ này để mở đầu sách Phúc Âm Giăng. Muốn rõ từ này cả là một sự nghiên cứu sâu đậm trong triết học và thần học học. Có 3 khía cạnh tóm gọn như sau: (1) Trong triết học Hy-lạp, ảnh hưởng Stoic đến Zeno. “Logos” là nguyên cớ, nguyên nhiên của tất cả mọi sự việc trên thế giới. Là nguồn của các sự vật. Là Mẫu, là Áo choàng bao trùm mọi sự vật, không kể sao cho hết.  Là sự khôn ngoan tuyệt đỉnh vũ trụ. (2) Trong tư tưởng của Sứ Đồ Giăng Logos là Con Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời, và là nguyên cớ của tất cả sự vật “bởi” Ngài, “trong” Ngài và “vì” Ngài. Đối với Giăng, Logos của triết gia cũng là Logos của Thánh Kinh và còn đi xa hơn. Logos là Đức Chúa Trời, Logos là nguồn nguyên cớ của mọi sự thấy được và không thấy được (hiện thể và phi thể). (3) Trong Christian Theology (Thần học Cứu Chúa Giáo). Qua Giăng và suốt cả lịch sử Do Thái và thế giới, Chúa Jesus chính là Logos, là Đức Chúa Trời thành người làm Đấng Cứu Rỗi Nhân Loại. Thế giới không thể thiếu Logos, vì chính Logos đã bắt đầu vũ trụ, hiện tồn và lưu tồn để giúp con người đủ khả năng và hội đủ tiêu chuẩn vào Nước Trời (Christology). Chính vì điểm này mà thế giới triết học Hy-lạp bấy giờ, nổi lên triết lí “Gnosticism” (duy tri thức). Nhiều người hãnh diện vì nghĩ rằng họ biết tất cả, và tất cả do từ suy luận hiểu biết… Nhưng về sau không lâu, vài thập niên sau đó, chính họ phát giác ra trong vũ trụ rất có nhiều điều họ không hiểu được và không sao hiểu được. Chủ thuyết đó gọi là “Agnos-ticism” (Bất tri thức luận). “Logos” nhập thể nhập thế là điều không thể hiểu biết bằng tri thức qua suy luận… chỉ có “leap of faith” (bước nhảy vọt đức tin”.

Loading

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x