Lý Tưởng Luận
Tiếng Hy-lạp idealismus, là từ của triết học Plato (428 – 348 BC). Triết Gia Plato đã đề xướng mạnh mẽ sâu sắc chủ thuyết lí tưởng (idealism) này, cho rằng chủ thuyết chỉ có ý thức, ý chí, lý tưởng là tuyệt đối siêu hình (metaphysical) là bất diệt là thật. Ngược lại, vật chất (material) được xem là tạm bợ và xấu xa. Tư tưởng này đã kéo dài, đã ảnh hưởng hằng nhiều thế kỷ sau trong triết học và thần học học. Mãi đến thế kỷ 19th – 20th, ảnh hưởng của triết lí trên còn in sâu đậm trong các thần học gia Pierre Teilhard de Chardin (d. 1955), Paul Tillich (d. 1965) và Karl Rahner (d. 1984). Liên hệ với tư tưởng này có tư tưởng lí tưởng (idealism) của G. Berkeley (1685 – 1753), cho rằng không có cái thực (reality) trong vật chất. Chủ thuyết hiện hữu độc lập và tách rời khỏi cái cấu trúc của tâm thức. Triết lí “Idealism” của G. M. F Hegel (1770 – 1831), cho rằng nguồn triết học do từ tư tưởng, luận lí, hợp lí và vũ trụ đã dựa trên “Tâm thức tuyệt đối” (absolute spirit). Sự biểu hiện “thực” (real) qua một tiến trình đối thoại (biện chứng) của tiền đề, phản đề, và tổng hợp đề (thesis, autithesic and synthesis). Tư tưởng của Hegel nói chung là bởi sự ý thức, bởi lí tưởng mà con người tạo nên những cuộc cách mạng, tạo nền văn minh tiến bộ và tiếp tục thăng tiến đến tuyệt đối (absolute idealism). Triết lí “Idealism” của G.W. Leibniz (1646 – 1716), cho rằng “cá thể và xã hội” là bản thể thực (reality). Và chỉ có bổn tính hay người (person) là thật (real). Triết lí này gọi chung là “personal idealism” (lí tưởng cá nhân).