God

Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, Thần

Nguyên từ Hy-lạp theos, La-tin “Deus”. Là Đấng Cao Cả (Supreme Being), Đấng Sáng Tạo (Creator), Đấng Tạo Hoá của muôn loài (Sáng. 1:1). Tiếng Hán, gọi “Tiên” là Thần, Thiên. Tiếng Việt gọi nôm na là Ông Trời, Ông Thiên. Ngày nay, từ “theos” này được xác định rõ là Đức Chúa Trời, là Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo, Đấng Chủ Tể Trời Đất. Do đó, từ “Theology” là học về Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, Thiên Chúa Học, hay là Thiên Đạo Học, Thiên Học – không thể gọi một cách tổng quát là “thần học” như trước. Tuy nhiên, các đạo giáo khác như Đạo Khổng, Đạo Phật – có Buddhish Theology gọi là Thần Học Phật Giáo (vì Phật Giáo học về các thần mà không học về chính Đức Chúa Trời). Shinto Theology (Thần Đạo Nhật Bản) học về các anh hùng liệt sĩ, vong linh thần thánh. (Xem thêm Christian Theology).

Trong thế giới Crít-nhân (Christian), Mỗi khi nói đến God (Đức Chúa Trời), là nói đến một Đấng, Ngài là Sáng Tạo, Đấng Cao Cả, Đấng Tạo Hóa, Cha Muôn Loài. Trong môn học Chrristian Theology tóm lượt như sau; Về Bản Chất (substance): “Ngài là Thần,” Đấng thần linh  vô hình. Không ai thấy Ngài., nên không bị lệ thuộc vật chất hữu hình.  Ngài là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu” (Đấng Ta Là), tức là Đấng tự nhiên mà có, và có mãi mãi, đời đời bất diệt. Ngài có trước tất cả các sự thấy được và không thấy được. Danh NgàiYah-veh. (Xem thêm mục The Name of God…). Đấng có cá thể (personal), có ngôi vị rõ ràng, có cá tính (character), cả thần tính và nhân tính. Về Bản Thể, Bản Năng (Nature Being): Ngài là Đấng vô sở bất tại (Ngài ở khắp mọi nơi), vô sở bất năng (Ngài tạo nên mọi sự), vô sở bất tri (Ngài biết hết tất cả), vô sở bất biến (Ngài không hề thay đổi).. Về Bản Tính, Cốt Cách (Essence) (luân lí, đạo đức): Ngài là – Đấng Tuyệt Đối (Absoluteness), và – Đấng Toàn Hảo, Hoàn Toàn (Perfection-ness, Wholeness, Completion-ness). Sự Tuyệt Đối bao gồm Sự Thánh Khiết, Sự Công Chính, Sự Yêu Thương. Ngài là Đấng Toàn Hảo. Vì là Thánh Khiết, nên ĐCT không chấp nhận tội lỗi. Vì Công Chính, nên Ngài phải hình phạt con người. Vì Yêu Thương, nên Ngài phải cứu con người. Ngài cứu bằng cách, Ngài xuống thế làm người, ssống cho người và phải chết thay cho con người. Ngài phải chết thay, vì không ai xứng đáng “chết thay”, vì ai ai cũng đã phạm tội và phải chịu hình phạt như nhau. Chỉ có Đấng Công Chính mới xứng đáng “chết thay” cho người có tội. Do đó, Chúa vừa là Đấng phán xét, mà cũng vừa là một người bị xét. Ngài là – Đấng Toàn Hảo, ĐCT toàn hảo trong bản tính thiện lành, và trong đức hạnh yêu thương tha thứ. Nói rõ hơn, mức thiện lành hoàn toàn, và mức đức hạnh yêu thương và tha thứ ờ mức tuyệt đối, không ai sánh bằng. Chúa từng dạy chúng ta phải yêu thương kẻ thù, cầu nguỵện cho kẻ bách hại, và… hãy tha thứ tới 70 lần 7.
Chứng thực vấn đề, vì Ngài là Cha của muôn loài vạn vật. Cho nên biểu lộ tình yêu thương là cốt cách để con người có thể nhận ra Ngài. Vì thương yêu loài người, để cứu loài người ra khỏi hỏa ngục đời đời, nên Ngài đã bằng lòng nhập thế, nhập thể làm người qua Chúa Cứu Thế Jesus. Và nhờ sự chết chuộc tội của Đức Jesus mà những ai tin nhận Ngài đều được cứu rỗi. Tất cả những chứng từ trên đã được ghi rõ trong Thánh Kinh; do đó, Thánh Kinh còn gọi là quyển sách Lịch Sử Cứu Rỗi (History of Salvation). (Sáng 1-2, Xuất 3:14; Lev. 22:1-2; Phục 6; Thi 90, 119, 137; Esa. 9, 53, Giê. 33; Mat. 1-2, Giă. 1, 3:16, 10:30; Khai 21-22).

Loading

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x