Hiểu Biết, Tri Thức
Nguyên gốc Hy-lạp gnosis (knowledge), là từ triết học dùng diễn tả con người có khả năng hiểu biết hết những gì huyền bí cao siêu trong thế giới dù có tin hay không tin . Triết lý này đã khai sinh do triết gia Zeno khoảng giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên. Triết lý này đã ảnh hưởng sâu đậm vào nền thiên đạo không ít. Hầu như các Giáo Phụ đã phải vật lộn với triết lí này trong những thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh. Chính sứ đồ Giăng đã am tường đậm nên dùng từ “logos” (ông mượn từ của phái Gnostic, vì họ đã có một chiều sâu trong ý thức này) trong chương đầu của sách Giăng để xác định thân phận của Đức Chúa Jesus – Con Đức Chúa Trời – và là Đức Chúa Trời nhập thể, toàn khôn ngoan và đầy quyền năng trên toàn thế giới. Trường phái Gnos-ticism (hay triết thuyết tri thức) đã được xác định ở Egypt trong thư viện Nag Hammabi, với một vài di tích và sách đáng chú ý học hỏi – “Christian Gnostic”, “Gospel of Thomas”, “Gospel of Philip”, “Gospel of Truth” và nhiều bài thư tín khác. Những người theo trường phái này đã khước từ bản tính “nhân tánh” của Chúa Cứu Thế Giê-su. Về sau, có thêm từ “agnosticism” (thuyết bất khả tri thức), tức là có những điều trong thế giới mà loài người khôn sao hiểu nổi. (Xem thêm Agnosticism).