Fundamentalists

Những Cơ Bản Bảo Thủ Thuyết Gia, hay là Những Thức Giả Cơ Bản Bảo Thủ

Ngay sau khi Thế Chiến Thứ I, ở Hoa Kỳ khởi xướng lên các giáo lí tự do khác ngoài Niềm Tin Cơ Bản từ Thánh Kinh. Do đó, trong các Giáo Phái Tin Lành Thuần Túy (Evanglicals) đã tìm cách kết hợp với nhau nói lên những cơ bản niềm tin hầu ngăn chặn sự bành trướng của các giáo lí tự do – để bảo vệ, phát huy niềm tin truyền thống đặt biệt và chống lại với các thuyết của Darwin về nguồn gốc con người ra từ con vượn Apes. Sau đây là những khẳng định của giáo lí cơ bản luận: (1) Sự bất khả sai lầm của Thánh Kinh, (2) Sự nguyên sinh và thiên tính của Chúa Giê-su, (3) Sự chết đền tội thay cho tội nhân, (4) Sự phục sinh nguyên hình thể vật lí của Chúa Giê-su, và (5) Sự trở lại nguyên hình thể của Chúa Giê-su. Ngoài 5 điểm chính trên, niềm tin của giáo thuyết trên còn mở rộng thêm những niềm tin khác như Thân Vị và Công Việc của Chúa Thánh Linh, sử tính thật của Sự Thất Bại loài người, Sự Cứu Rỗi chỉ bởi Đức Tin…  Do đó, Kinh Thánh không chứa đựng các giả thuyết, nhưng tất cả đều dựa trên cơ bản lịch sử, tuy có vài sai biệt con số năm tháng. Nhất là niềm tin vào Chúa Cứu Thế Jesus Christ là Con Một Đức Chúa Trời – Ngài là chính Đức Chúa Trời thành người hoàn toàn và là Chúa hoàn toàn! Giáo thuyết cơ bản luận này đã vật lộn với các niềm tin khác qua nhiều giai đoạn 1920’s – 1930’s. Đối với Chứng Nhân Giê-hô-va 1930’s – 1940’s và phái Mạc-môn.        .
Tuy nhiên,  những thức giả cơ bản bảo thủ (fundamentalists) đã ảnh hưởng đậm trong các hệ phái Tin Lành thuần túy,  như Southern Baptist Conven-tion, Presbyterian, Metho-dist, và Episcopal .etc… Đặc biệt, trong khoảng 1970’s – 1990’s, những  fundamen-talists đi vào trong chính quyền ảnh hưởng từ chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức và niềm tin tôn giáo trong người Mỹ. Ngày nay, giáo thuyết và những thức giả cơ bản bảo thủ vẫn còn được dùng mạnh mẽ trong lòng dân Hoa Kỳ và Kit-tô nhân (Christians). Điểm nổi bậc, niềm tin vào Kinh Thánh không có một chút sai lầm (inerrant or infallible) vẫn còn tạo nhiều căn thẳng trong các giáo phái. Điều này đã tạo nên sự chia rẽ mục vụ và tổ chức trong việc truyền bá niềm tin và tổ chức căn bản. Đối thoại với fundamentalist (cơ bản bảo thủ phái) có modernist (hiện đại phái), liberal (tự do phái) và moderate (dung hòa phái). Tương đồng niềm tin gồm có conservatives, neo-funda-mentalistsevangelicals

Loading

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x