Brunner Heinrich Emil (1889 – 1966)

Là thiên đạo gia người Thuỵ Sĩ, là một trong 2 người nổi tiếng và dẫn đầu tư tưởng thiên đạo Tân Chính Thống (ông và K. Barth) của thế kỷ 20th và là 1 trong 3 luồng tư tưởng thiên đạo cải cách trong Cứu Chúa Giáo (K. Barth, E. Burnner, và Bultman) gọi là “Ba B” thiên đạo gia (Three B). Phong trào thiên đạo cải cách của ông và của K. Barth đã làm khuynh đảo và thay đổi tư tưởng nghiên cứu qua các chiều kích: Thiên Đạo Biện Chứng, Thiên Đạo Khủng Hoảng và Tân Chính Thống.

Ông sinh ở Winterthur, gần Thuỵ Sĩ, học ở Đại học Zurich và Berlin, đậu bằng tiến sĩ thiên đạo học năm 1913 (Th. D). Sau đó ông sang Anh (1914) dạy, và phục vụ trong quân đội trong thế chiến thứ I, và rồi làm Mục Sư Quản Nhiệm Hội Thánh ở Thuỵ Sĩ (Switzerland). Năm 1919 – 1920, ông sang Hoa Kỳ học thêm 1 năm ở Đại Chủng Viện Thiên Đạo Học Union, New York city, và trở về nước làm Giáo Sư Thiên Đạo ở Đại Học Zurich. Trong những năm dạy học, ông đi khắp nơi ở Âu Châu và Á Châu để giảng dạy. Ông cũng từng dạy nhiều năm ở Tokyo, International Christian University. Sau 1955, ông về nước và bị tai biến, từ đó, ông ngưng dạy và dành thì giờ viết sách.

Trong suốt 49 năm cuối đời, ông viết hơn 396 cuốn sách, luận án và khảo luận. Có hơn 23 sách được dịch ra  Anh Ngữ. Quyển The Mediator (1927) là quyển sách thiên đạo học đầu tiên với nỗ lực tranh luận về Đạo Lí Chúa Cứu Thế qua biện chứng pháp và nhiều sách giá trị trong hệ thống thiên đạo học: The Divine Human Encounter (1938), Man In Revolt (1938), Revelation and Reason (1946), The Christian Doctrine of Cord (1949), The Christian of Question and Redemption (1952), và The Christian Doctrine of Christian Faith and Consummation (1962). Giữa ông và K. Barth đã tranh luận, làm nổi bậc trong tư tưởng Sự Khải Thị Thiên Nhiên (Natural Revelation) và Sự Khải Thị Đặc Biệt (Special Revelation, Barth). Ông ảnh hưởng tư tưởng thiên đạo và triết học của Soren Kierkegaard (về Biện Chứng) và của Martin Buber’s (về I – Thow Ý Thức). Tư tưởng thiên đạo học rất sâu sắc và đáng học hỏi của ông về Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế (Christology), Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo (Creator). Sự Minh Khải của Đức Chúa Trời Trong Thiên Nhiên, Sử Tính của Chúa Cứu Thế Nhập Thể.

Tuy nhiên, ông cũng bị phê bình về ý kiến ngược lại về Sự Nguyên Sinh của Chúa Cứu Thế, sự Sai Trật của Thánh Kinh, và sự Soi Sáng của Đức Chúa Trời trên Lời Ngài. Nói chung, ông thuộc trường phái Tân Chính Thống chống lại với sự tự do quá mức. Tlh. Brunnerian (Trường Phái Brunner). Là những người học theo chủ trương và tư tưởng thiên đạo của thiên đạo gia E. Brunner (1889 – 1966) người Thuỵ Sĩ. Ông ảnh hưởng đậm theo S. Kierkegaard (1813 – 1955), xác định mình với Tân Chính Thống Giáo (neo-orthodoxy). Ông đã khai mở tư tưởng, “Điểm Hẹn Giữa Đức Chúa Trời và Con Người” (chống lại với thiên đạo gia K. Barth) và nhấn mạnh điểm gặp gỡ với Đấng Thánh.  Nhiều người ảnh hưởng đậm với tư tưởng Sự Minh Khải Đức Chúa Trời qua Thiên Nhiên cho loài người.

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x