Anti-semitism

Lí Thuyết Chống Lại Cổ Tộc Do Thái

Sự việc chống lại với đạo Do Thái do một người Đức khởi xướng có tên là Wilhelm Marr, vào năm 1879, khi tình hình chính trị chú ý đến tinh thần chống lại người Do Thái ở Âu Châu. Rồi từ đó phong trào bậc phát mạnh mẽ, tạo căm thù với người Do Thái. Thực ra, điều này cũng không mới mẽ, nhưng đã có từ trước khi Cứu Chúa Giáo thành hình, dưới thời vua Antiochus Epiphanes (175–163 BC) , và kéo dài âm ỉ cho đến cao điểm vào Thế Chiến Thứ II, khi mà người Đức nắm chủ thế lực ở Âu Châu. Lý do khởi đầu là vùng Do Thái với tinh thần chỉ tôn thờ một Đức Chúa Trời Duy Nhất, giữ thánh trong ngày Sa-bát, khước từ thờ các thần tượng, và vua chúa trong các xứ ảnh hưởng Hy-lạp. Việc phá lập hoàn toàn đền thờ Jerusalem năm 70 AD, cũng là do sự chống đối của Do Thái Giáo (Judaism) (vì tinh thần muốn khôi phục quốc gia của họ dưới ách đô hộ của Đế Quốc La-mã).

Sau khi tản lạc, Do Thái Giáo không còn sức mạnh như trước, nhưng khi Cứu Chúa Giáo thành hình, tiếp tục tôn thờ Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Giê-su. Những giáo hội thuộc Công Giáo La-mã và Chính Thống Giáo nói chung, lại đặt vấn đề chính là người Do Thái đã giết Chúa Giê-su Christ. Từ đó, việc chống lại Do Thái trở thêm trầm trọng (Anti-semitism). Nói tóm lại, từ trong chính trị các nước ảnh hưởng Công Giáo đều mang tinh thần chống lại người Do Thái ở khắp các nơi, nhất là ở các nước Âu Châu, Nga, Pháp, Đức trong nhiều thế kỷ. Cao điểm là trước Thế Chiến I, và đầu Thế Chiến thứ II, dưới sự lãnh đạo của Hít-le, gần 6 triệu dân Do Thái bị giết chết trong khắp các nước ở Âu Châu. Nói chung, đây là hậu quả từ sự kỳ thị chủng tộc. Ngày nay, vấn đề này vẫn còn sống âm thầm ở Âu Châu và lan rộng sang Mỹ nơi đang có những người Do Thái sống.

5 1 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x