Christology

Cứu Chúa Học

Từ này trong tiếng Hy-lạp được ghép từ 2 chữ như sau,  Christos: là Đấng Xức Dầu, và logy: học, nghiên cứu. Ý là môn học về Chúa Cứu Thế. Sự học này đã khởi nguồn từ thời giáo phụ trong thế kỷ thứ 2nd đến nay. Từ sự học hỏi này, giáo hội nói chung đã xây dựng niềm tin vững chắc trên Chúa Cứu Thế – và môn Cứu Chúa Học đã trở nên một môn khoa học với niềm tin vào Cứu Chúa Jesus, với nhiều chiều kích khác nhau: Về nguồn gốc, thân phận, con người, con Trời, bản chất (substance), bản thể (being), và bản tính (essence), vai trò, sứ mạng, và sau cùng là Chúa Giê-su có hoàn tất trọn vẹn các điều trên không?                          .
Tất cả cả điều trên lần lượt suy cứu, khảo sát qua những dữ liệu lịch sử để sau cùng đem đến những giáo lí về Đấng Christ Chính là Chúa Cứu Thế của nhân loại.
Sau đây là những chủ đề lớn học hỏi trong môn học này: (1) Giê-su trong Phúc Âm (Jesus in the Gospel). Là một Giê-su trong thân phận của con người hoàn toàn. Sinh ra bởi trinh nữ, lớn lên, sinh hoạt, chịu đau đớn, khó khăn, đói khát, khổ nhục, chết và sống lại – hai vấn đề lớn là sinh bởi trinh nữ, nói đến sự vô tội (sự nguyên sinh) và sự phục sinh là vấn đề tranh luận sâu xa; (2) Đấng Christ. Bàn đến Chúa Giê-su có phải là Cứu Chúa (Christ) của nhân loại hay không? – Ngài là Đấng đã được tiên tri trong CƯ với các chức năng của một tiên tri, thầy tế, một vua lớn của dân tuyển. (3) Con Người (Son of Man). Là thực ảnh của một Chân Thần từ Đức Chúa Trời đầy  năng uy quyền, tỏ bày quyền năng như đã ghi trong 3 sách Phúc Âm (Mác, Lu-ca, Ma-thi-ơ). Quan trọng là xuất thân từ dòng giống loài người, từ A-đam đến hậu thế. (4) Tôi Tớ (Servant). Ngài nhập thế để làm đầy tớ của loài người. Ngài phục vụ loài người thậm chí chịu chết thay cho loài người để họ được sự sống trong thân phận thấp hèn, nhịn nhục… (5) Con Trời (Son of God). Xâu xa hơn, Con Người – cũng là Con Trời. Ngài từ trời hạ mình nhập thế trong Con Người, Ngài là Con Đức Chúa Trời – Ngài gọi Đức Chúa Trời bằng Cha và thi hành mọi ý muốn của Cha mình. Ngài mang bản thể của Cha (Đức Chúa Trời) hoàn toàn. (6) Ngôi Lời (Logos Word), ngôn từ thiên đạo, triết học nói đến Chúa Giê-su chính là Ngôi Lời, là Đạo của mọi sự vật, từ tri thức, vô hình và hữu thể. Ngài vốn có từ nguyên thuỷ và Ngài cũng hằng có mãi mãi. (7) Những bàn luận và xác tín trong suốt 4 thế kỷ đầu bao gồm: Bản chất (substance, nature), Bản thể (being),  Bản tính, cốt cách (essense). Đến Giáo Nghị Constantine 381, đã xác định Chúa Giê-su có đồng 3 tính trên với ĐCT là Đức Chúa Cha, như câu “Ta với Cha là một” (Giăng 10:30). Từ đó cho mãi đến nay, Con Dân Chúa trong 3 nhánh lớn: Chính Thống, Công Giáo, Tin Lành,  tin tưởng và lưu truyền đến nay. Cũng từ điểm này, các niềm tin khác bị cho là tà giáo.     .
Cuối cùng, Ngài chính là Đức Chúa Trời – là Chúa (Lord) của nhân loại. Các môn đệ và sứ đồ ban đầu của Chúa Jêsus, nhận thức được chính Ngài – là Đấng Christ – là Đấng Cứu Rỗi nhân loại- là Chúa trên muôn Chúa và là Vua trên muôn vua. Ngài đã chiến thắng sự chết – Ngài sẽ trở lại làm Vua Cao Cả tức là Chúa của vũ trụ muôn loài.    Từ nửa thế kỷ 20th đến nay, các thiên đạo gia bàn luận sâu xa vào Ngài từ trên cao (do K. Barth), và Ngài từ dưới thế (Pennen-berg). Cả 2 bổ túc và học hỏi sâu sắc vào chính Chúa Cứu Thế Giê-su (Mat. 9:27, Mác 8:29, Lu-ca 1:32, Rom. 1:3; Giăng 1:1; 5:27; Ê-sai 53; Mat. 12:28; Mác 10:45; Xuất 4:22; Ô-sê 11:1; Dân 7:13; Mat. 7:21; Khai 21).

Loading

0 0 đánh giá
Chấm Điểm Mức Độ Chính Xác Từ Vựng Này
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp Ý Từ Vựng
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả góp ý
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy góp ý từ vựng.x