Bình An, Chúc Bình An, Hoà Bình…
Từ tiếng Hêb-rơ shalom, Hy-lạp eirène, có nghĩa là đầy đủ trọn lành, bình yên. Từ shalom cũng là tiếng chào của người Do-thái. Có hơn 30 nghĩa của từ Shalom trong tiếng Heb-rơ. Trong tiếng Việt có nhiều nghĩa: bình an, thanh bình, hòa bình, yên tịnh, thái bình… .
Suy nghiệm cho kỷ, có 2 loại “bình an”, “bình an nội tâm” và “bình an ngoại giới”. Tức là “sự bình an trong tâm hồn” (cá nhân) và “sự bình an trong thế giới loài người.” (gồm gia đình xã hội, và quốc gia). .
Con người sinh ra đã được sắp xếp và sống trong 3 luật: (1) Luật thiên nhiên đã có sẳn. (2) Luật pháp do con người (xã hội) đặt ra, và (3) Luật đạo đức trong tâm (lương tâm con người, kể cả luật nhân quả). Thông thường, bất cứ ai vi phạm một trong 3 luật trên là không tìm thấy bình yên. Do đó, ý nghĩa thâm thuý của Peace là (1) Không đi ngược với trật tự xã hội. (2) Không đi ngược với thiên nhiên đã sắp đặt sẳn trong trời đất (kể cả đạo đức & nhân quả). (3) Không đi ngược với ý Trời. Trong Thánh Kinh có rất nhiều cách dùng khác nhau cho từ này trong xã hội, cộng đồng, kinh tế, chiến tranh, an sinh. .
Ngoài ra, còn một loại “bình an” đặc biệt mà không một ai tự tạo, không từ loài người. là sự bình an mà Chúa ban cho. Sự bình an nầy vượt không gian thời gian. Trong Kinh Thánh, đã cho biết cả ý nghĩa và phương cách có sự bình an đó. Ý nghĩa chính được dạy dỗ trong Tân Ước là sự làm “hòa giữa Đức Chúa Trời và loài người” (Mat. 5:9). Nói cách khác chỉ có tin Chúa, “nhận Chúa làm chủ đời sống riêng mình” thì mới tìm thấy được sự bình an thật sự, đó là “từ trong đáy lòng, tìm thấy một sự yên tĩnh, trật tự, an tâm, không lo sợ, an vui, hạnh phước, mà không thể diễn tả hết được…” vì Chúa Jesus được gọi là “Chúa bình an” (Ê-sai 9:5-6). Chỉ khi Chúa Giê-su vào sống trong cá một nhân nào thì chính người đó có sự bình an thật trong bất cứ hoàn cảnh nào của đời nầy, còn đời sau sống với Chúa. (Xem thêm)…